Hội chứng Mirizzi xảy ra là do sỏi chèn vào đường mật kế cận, gây ra sự chèn ép một phần hoặc hoàn toàn ống gan chung và gây tắc mật.
Bệnh gây vàng da, nhiễm khuẩn đường mật tái đi tái lại. Ở giai đoạn muộn, viên sỏi gặm mòn cổ túi mật gây nên tình trạng dò túi mật - ống mật chủ.Sỏi túi mật gây ra hội chứng Mirizzi
Hội chứng Mirizzi là một biến chứng của bệnh sỏi túi mật nhưng phải cẩn thận khi xác định vàng da tắc mật này là do hội chứng này hay là do các bệnh khác gây vàng da tắc mật mà thường là ác tính. Hội chứng Mirizzi xảy ra do một viên sỏi lớn hoặc nhiều viên sỏi nhỏ chèn vào túi Hartmann của túi mật hoặc ống túi mật.
Nếu cấu trúc giải phẫu của ống túi mật dài và chạy song song với ống mật chủ thì dễ xảy ra hội chứng này. Khi ống túi mật bị tắc nghẽn sẽ gây giãn túi mật, dày thành và viêm túi mật cấp. Nếu tổn thương viêm xảy ra gần ống mật chủ thì sẽ gây viêm lân cận và dính vào ống mật chủ. Sau một thời gian, viên sỏi sẽ gây hoại tử thành ống và gây rò.
|
Thường gặp hội chứng Mirizzi xảy ra trên một bệnh nhân đã bị sỏi túi mật lâu ngày. Triệu chứng chính gồm: vàng da tắc mật, sốt, đau bụng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân không có vàng da. Nhiều trường hợp bệnh nhân đi khám và nhập viện vì viêm túi mật hoặc viêm tụy cấp.
Xét nghiệm thấy: tăng bilirubin máu, có thể tăng men gan, tăng bạch cầu nếu có viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp hoặc viêm ống mật chủ. Siêu âm có thể thấy viên sỏi kẹt ở ống túi mật hoặc sỏi trong túi mật. Chụp cắt lớp có giá trị giúp chẩn đoán phân biệt với các khối u, viêm xơ chai đường mật.
Phương pháp điều trị
Một vài nghiên cứu cho biết: mổ hở cho 17.000 bệnh nhân có bệnh lý sỏi mật thì có 219 bệnh nhân
chiếm 1,3% là có hội chứng Mirizzi hoặc dò túi mật - ống mật chủ. Trong 13.023 bệnh nhân mổ cắt túi
mật nội soi thì có 0,3% bệnh nhân có hội chứng Mirizzi và/hoặc dò mật.
Tỷ lệ tắc nghẽn ống mật chủ
xảy ra từ 4-11% tổng số bệnh nhân bị vàng da tắc mật. Tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật do bệnh lý túi
mật dưới 5%.
|
Hội chứng Mirizzi xảy ra do bệnh lý sỏi túi mật, vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là khám phát hiện sớm và điều trị triệt để bệnh sỏi túi mật. Đối với mọi người nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Ở bệnh nhân có bệnh lý sỏi gan mật thì bác sĩ và bệnh nhân cần quan tâm phát hiện sớm sỏi túi mật và điều trị tích cực mới ngăn chặn được hội chứng này.
Theo BS Phan Quốc Trung - Sức khỏe & Đời sống
0 nhận xét:
Đăng nhận xét