Bên cạnh tác dụng trị sỏi mật, vị lương y tiết lộ thêm dùng trái sung phơi khô tán bột để ngậm có tác dụng chữa trị viêm họng rất tốt.
Từ câu chuyện xảy ra tại quê hương mình, lương y
Phan Văn Sang (58 tuổi, cán bộ y tế phường 7, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí
Minh) tự mày mò nghiên cứu dược tính của trái sung áp dụng vào trị bệnh.
Ông tự tin khẳng định những ai mắc bệnh sỏi mật hoàn toàn có cơ hội
khỏi bệnh chỉ bằng cách sử dụng bài thuốc nam từ quả sung.
Tự chế bài thuốc trị sỏi mật từ quả sung
Lương y
Sang kể lại, cách đây hơn 30 năm, ở miền quê Phù Cát (Bình Định) của
ông có cô bé mắc bệnh sỏi mật khá nặng. Gia đình đưa cô bé chạy chữa trị
khắp nơi nhưng bệnh tình chẳng thuyên giảm đáng bao.
Một
ngày kia, trên đường đưa con từ bệnh viện trở về trong tâm trạng não nề,
có bà già đi cùng chuyến xe thấy cô bé ốm yếu bèn hỏi chuyện và mách
bảo về hái quả sung phơi khô đem nấu nước cho uống.
“Có
bệnh vái tứ phương”, người mẹ nghe vậy dẫu hoài nghi nhưng quyết thử vận
may một phen. Kết quả thật bất ngờ, nhờ uống nước trái sung, cô bé ăn
uống mạnh, sức khoẻ tiến triển rõ rệt. Ai nấy đều lấy làm lạ về trường
hợp này. Lần mò theo thông tin trên, lương y Sang tò mò bèn tự mình tìm
tòi tác dụng trị bệnh của trái sung.
Sau
nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, ông Sang được biết trái sung có tên
khoa học là Ficus carica, thuộc họ dâu tằm. Bên trong trái sung giàu
phenol, axit béo và một số hoạt chất tốt cho tim mạch. Đặc biệt trái
sung phơi khô chứa tác dụng trị bệnh sỏi mật cực kì hiệu quả.
Ông
Sang cho hay, bệnh sỏi mật do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như ăn
phải thực phẩm nhiễm độc tố, xuất phát từ bộ phận gan suy yếu. Về mặt y
lý, vị lương y giải thích như sau: Khi chức năng gan yếu, lượng dịch
mật được cơ thể tiết ra nhằm hỗ trợ dạ dày tiêu hoá thức ăn bị tồn dư,
không giải phóng hết. Lâu ngày, dịch mật kết tủa tạo thành khối u gọi
sỏi. Khối sỏi hình thành trong túi mật nên mới gọi là bệnh sỏi mật.
Bệnh
sỏi mật có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, bất kể nam hay nữ. Những biểu
hiện thông thường của bệnh như lời lương y Sang cho biết, gồm: Ăn không
tiêu, hay ói mửa, đau ở vùng mạn sườn bên phải. Muốn biết có bị sỏi mật
hay không, phương pháp kiểm tra chính xác nhất là đến cơ sở y tế tiến
hành xét nghiệm.
Ngoài
phương pháp phẫu thuật cắt bỏ mà tây y vẫn áp dụng phổ biến hiện nay,
ông Sang cho rằng những bệnh nhân mang sỏi chưa đến giai đoạn nhiễm
trùng, khối sỏi còn nhỏ, thì nên thử dùng bài thuốc nam từ trái sung.
Ông
hướng dẫn cách thức bào chế như sau: Chọn hái những trái sung không quá
non nhưng cũng không quá già đem đập dập hoặc thái mỏng rồi phơi khô.
Tiếp đó, đem lượng sung khô sao vàng hạ thổ, dùng sắc lấy nước uống theo
công thức mỗi ngày dùng chừng 200g.
“Cho
lượng trái sung khô trên vào nồi, đổ 4 chén nước rồi đun sôi, cô cạn còn
1 chén để uống. Nên chia thuốc uống thành nhiều lần trong ngày sau mỗi
bữa ăn bởi có thể gây “choáng”, mệt người do hàm lượng thuốc đậm đặc”,
ông Sang hướng dẫn.
Thêm bài thuốc chữa căn bệnh thường “đồng hành” cùng sỏi mật
Vị
lương y bổ sung thêm, liều lượng thuốc 200g/ngày áp dụng đối với cơ thể
bình thường. Ngoài ra tuỳ theo từng cơ thể người bệnh mà thầy thuốc thực
hiện chế độ gia giảm phù hợp.
Thông
thường trẻ em chỉ nên dùng nửa lượng thuốc so với người lớn. Mỗi thang
thuốc sau khi sắc thuốc không được đem bỏ ngay mà tiếp tục nấu nước uống
thay trà 2 - 3 lần nữa nhằm tận dụng tối đa hoạt chất chứa bên trong
dược liệu.
Trái sung phơi khô, theo ông Sang, đem nấu nước uống
có thể chữa khỏi bệnh sỏi mật
có thể chữa khỏi bệnh sỏi mật
Lương y Sang căn dặn tỉ mỉ người mắc chứng sỏi mật phải chú ý kiêng tránh một số thực phẩm như: Trứng, mỡ, nội tạng động vật và các loại hải sản.
Giải
thích tác dụng loại trừ sỏi mật của trái sung khô, ông Sang cho biết
hoạt chất chứa trong trái sung khi tiếp xúc với khối sỏi sẽ xảy ra phản
ứng. Theo đó, khối sỏi sẽ mềm nhão, tan dần và đào thải ra khỏi cơ thể
thông qua đường bài tiết.
Người
bị sỏi mật thường kéo theo bệnh viêm đại tràng. Theo ông Sang, trường
hợp này, có thể áp dụng bài thuốc nam từ cây cỏ sữa lá nhỏ. Cụ thể, nhổ
cây cỏ sữa đem rửa sạch, phơi khô sau đó nấu nước uống hằng ngày. Mỗi
ngày dùng khoảng 40g.
Theo
kinh nghiệm của mình, lương y Sang cho biết vẫn có thể sử dụng cây cỏ
sữa ở dạng tươi. Tuy nhiên dạng thuốc khô cho công dụng tốt hơn: “Quả
sung hay cây cỏ sữa đều dễ dàng tìm kiếm khắp mọi nơi. Chỉ cần chịu khó,
người bệnh có thể tự bào chế thuốc nam chữa bệnh cho mình, không hề tốn
kém tiền bạc.
Mọi
người tự tìm thảo dược bào chế thuốc chữa một số bệnh, xung quanh chúng
ta cây thuốc nhiều vô kể nhưng vẫn chưa được tận dụng đúng mức”, ông
Sang nói.
Sở thích kiếm tìm những bài thuốc dân gian
Từ khi
còn ở quê Bình Định, ông Sang đã thích thú sưu tầm những bài thuốc chữa
bệnh cực kì đơn giản nhưng hiệu quả từ dân gian. Rồi sau này trong mỗi
chuyến công tác, khi đã hoàn thành công việc, câu hỏi “ở đây có cây
thuốc gì hay” lại thường trực thôi thúc sự tìm kiếm.
Lương y Sang đang tư vấn cho người bệnh
Vị lương y thừa nhận đặc biệt chú tâm đến những bài thuốc nam, sử dụng dược liệu dễ tìm kiếm bởi bản thân quan niệm “nam dược trị nam nhân” (thuốc nam trị bệnh người Việt).
Từ năm
1977, ông Sang quyết định nghỉ hưu sớm, dồn toàn tâm toàn lực theo nghề
thuốc. “Khi đã nắm vững kiến thức cơ bản, tôi xin vào phụ việc cho các
thầy thuốc giỏi để vừa có kiến thức thực nghiệm vừa học hỏi nghề”, lương
y Sang chia sẻ kinh nghiệm.
Rời
quê, vào vào miền Nam từ những năm 1980, ông Sang càng có thêm cơ hội
trau dồi nghề nghiệp. Gần cả đời theo nghề y, ông quan niệm không phân
biệt thuốc hay, dở qua tiêu chí nguồn gốc, tiền bạc; mà thuốc hay là
thuốc chữa lành bệnh.
Với
tâm nguyện lấy nghề giúp đời, từ năm 2000 đến nay, ông Sang tham gia
tích cực vào công tác khám chữa bệnh tại phòng khám từ thiện ở chùa Kỳ
Quan 2 (Gò Vấp). Vị lương y này cũng là người đảm nhận phòng khám đông y
tại trạm y tế phường 7, quận Gò Vấp.
“Làm
nghề y không nên giấu diếm, khư khư giữ làm của riêng. Bài thuốc hay đến
dường nào nếu không được kế tục coi như vô nghĩa. Tôi sẽ tiếp tục
nghiên cứu bài thuốc trị bệnh sỏi mật từ trái sung”, ông Sang nói.Theo Pháp luật online
0 nhận xét:
Đăng nhận xét