Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Cách phòng viêm gan C bạn nhất định phải nhớ


viêm gan c
Tránh sử dụng chung kim tiêm
Gan là cơ quan lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể, nằm dưới khung sườn bên phải, phía trên dạ dày. Gan đảm nhiệm các chức năng: Dự trữ các vitamin, khoáng chất, sắt và đường cho cơ thể và chuyển hóa thức ăn. 
Sản xuất protein cơ bản và các yếu tố đông máu. Kiểm soát nồng độ các nội tiết tố và các chất hóa học trong máu. Loại bỏ các chất hóa học độc hại.
Bạn không thể sống mà không có gan. Nếu gan bị bệnh hay tổn thương, chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng và bạn có thể nhận thấy sức khỏe của mình bị thay đổi. Tổn thương gan do virus viêm gan C có thể tiến triển chậm qua nhiều năm, vì vậy việc phát hiện và điều trị là rất quan trọng.
Viêm gan do virus C được xem là "căn bệnh thầm lặng" vì nhiều người bị nhiễm virus mà không có bất kỳ triệu chứng nào và cũng không cảm thấy có bệnh. Virus này chỉ có thể phát hiện sau nhiều năm bị lây nhiễm, hoặc đã ở giai đoạn muộn như xơ hóa, xơ gan, ung thư gan. Hiện, căn bệnh này vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa.
Virus viêm gan A và B có thể trở nên nguy hiểm hơn ở người đã nhiễm virus viêm gan C. Việc tiêm ngừa cả 2 virus viêm gan A và B có thể giúp phòng ngừa tình trạng nguy hiểm này.
Các chuyên gia y tế cho biết, bạn sẽ không bị nhiễm hoặc bị lây truyền virus viêm gan C khi hắt hơi, ho, hôn, sử dụng chung dụng cụ ăn uống, phòng tắm hay phòng vệ sinh hoặc qua một số hành vi giao tiếp hàng ngày. Mặt khác có những biện pháp mà bạn có thể thực hiện để phòng tránh sự lây nhiễm bằng cách:
1. Tránh sử dụng chung kim tiêm và các dụng cụ tương tự như: dụng cụ xăm mình, tiêm thuốc, châm cứu hoặc xỏ lỗ tai.
2. Tránh các hoạt động tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu và tránh giao hợp trong thời gian "đèn đỏ" (bao cao su sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm).
3. Làm sạch các vết máu (mang găng tay cao su và dùng chất khử trùng).
4. Phụ nữ nên cẩn thận trong thời gian "đèn đỏ" và nên bỏ băng vệ sinh đã sử dụng vào nơi an toàn.
5. Tránh sử dụng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân (như bàn chải răng, dao cạo râu hoặc dụng cụ cắt móng) vì chúng có thể có các vết máu khô.

Nhiều bà bầu hốt hoảng khi biết mình mắc viêm gan B

Không ít thai phụ nhiễm viêm gan B mà không biết, chỉ đến khi có các dấu hiệu bệnh nặng lên mới đi khám và phát hiện bệnh thì thai đã được vài tháng tuổi.

Không ít thai phụ nhiễm viêm gan B mà không biết, chỉ đến khi có các dấu hiệu bệnh nặng lên mới đi khám và phát hiện bệnh thì thai đã được vài tháng tuổi.
BS Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết, cũng giống như những người bình thường, ở thai phụ nhiễm viêm gan virus B bệnh thường diễn biến âm thầm và không có dấu hiệu gì đặc biệt. Rất nhiều người thậm chí chưa bao giờ làm xét nghiệm để xác định xem mình có nhiễm viêm gan B hay không. 
Chỉ đến khi chị em có các dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu vàng, vàng sẫm, mắt vàng, sốt nhẹ... thì mới đi khám. Lúc này mới tá hỏa tình trạng viêm gan virus đã khá nặng và phải nhập viện điều trị.
Trong khi đó với phụ nữ viêm gan B, C nếu được phát hiện sớm sẽ được cảnh báo thận trọng khi có thai và hẹn khám định kỳ chức năng gan, xử lý sớm sẽ tốt hơn.
"Nếu trong giai đoạn đang chữa bệnh và uống thuốc diệt virus viêm gan B, bệnh nhân mong muốn có thai thì nên báo trước cho bác sĩ biết để được tư vấn vào thời điểm nào có thai là tốt nhất. Lúc đó, các bác sĩ sẽ cho tạm dừng thuốc điều trị trong vòng 6 tháng. Thêm nữa, bác sĩ sẽ tư vấn trong giai đoạn thai kỳ nào thì có thể tiếp tục điều trị được nhằm khống chế thấp nồng độ virus"- BS Tuấn khuyến cáo.
Hơn nữa, thai phụ ngoài đi khám sản khoa thì việc tái khám thường xuyên, kiểm tra chức năng gan định kỳ cũng giúp bác sĩ kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị, tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng (suy gan không biết) sẽ nguy hiểm cho mẹ và bé.
Nhiều bà bầu hốt hoảng khi biết mình mắc viêm gan B
BS Tuấn cho biết thêm, thông thường, nguy cơ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con là rất lớn, nhưng nguy cơ này giảm đi khi bà mẹ được điều trị trước thời gian mang thai (khi tải lượng virus đến ngưỡng phải điều trị) hạ thấp tải lượng virus và điều trị tiếp trong thời gian mang thai. 
Sau đó, khi sinh con em bé cần được tiêm ngay huyết thanh và vắc xin ngừa viêm gan B ngay trong 24 giờ đầu sau sinh thì nguy cơ lây nhiễm gần như là không còn. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, thai phụ cũng sẽ được uống thuốc tránh lây truyền từ mẹ sang con, nồng độ virus thấp thì khả năng lây truyền cũng giảm đi.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên đi xét nghiệm kiểm tra để biết mình có nhiễm viêm gian virus hay không, thông thường các xét nghiệm này chi phí không quá cao (khoảng từ vài chục đến một trăm nghìn) để được tư vấn điều trị. 
Bởi các trường hợp nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính các triệu chứng thường không điển hình, rất nhiều bệnh nhân không có các triệu chứng lâm sàng và thường phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn như xơ gan nặng và ung thư tế bào gan.
Tư vấn cho người dân tại phòng khám tư vấn viêm gan BV Bạch Mai.
Tư vấn cho người dân tại phòng khám tư vấn viêm gan BV Bạch Mai.
Tuy là bệnh lý nguy hiểm với tỉ lệ dẫn đến xơ gan, ung thư gan cao nhưng viêm gan vi rút B lại hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin. Vì thế, với trẻ em cần tiêm ngừa vắc xin viêm gan B theo đúng lịch. Với người lớn nếu chưa tiêm vắc xin ngừa viêm gan B thì nên tiêm ngừa bởi tiêm vắc xin là cách phòng ngừa hiệu quả nhất ung thư gan do viêm gan vi rút.

Mỗi năm Việt Nam có 16.000 người tử vong vì xơ gan

Việt Nam hiện có khoảng 10 - 20% dân số (tương đương 12 - 16 triệu người) bị viêm gan virút B và 4,9% dân số (khoảng 4,5 triệu người) bị viêm gan virút C

Đáng lưu ý, trung bình mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 530.000 người tử vong do nguyên nhân bệnh tật thì trong đó có 16.000 người tử vong vì xơ gan. GS.TS Michio Imawari - giám đốc Viện Gan và tiêu hóa BVĐK Shin-Yurigaoka, Nhật Bản - cho biết như vậy tại một hội nghị khoa học vừa được tổ chức ngày 2/8 ở TPHCM.
Theo GS.TS Michio Imawari, xơ gan là vấn đề sức khỏe đáng báo động tại Việt Nam. Trong các nguyên nhân dẫn đến xơ gan thì xơ gan do viêm gan virút và viêm gan do rượu được coi là hai nguyên nhân hàng đầu.
PGS.TS Bùi Hữu Hoàng - phó chủ tịch Hội Gan mật TPHCM - cho biết thêm vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân bị bệnh gan vì gan vừa là "nhà máy chế biến" thức ăn, vừa là "nhà kho" giữa vai trò về chuyển hóa và dự trữ các dưỡng chất cho cơ thể. Do đó bệnh nhân bị bệnh gan rất dễ bị suy dinh dưỡng do thiếu các vitamin, thiếu máu...

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Tỉ lệ sống sót sau cấy ghép gan?



Điều đó có nghĩa, cứ 100 người được ghép gan vì mọi lý do thì có khoảng 72 người sống ít nhất 5 năm và 28 sẽ chết trong vòng 5 năm. Nhóm nhận gan có tỉ lệ sống sót cao cũng có nhiều lý do, trong đó có cả lý do thời gian chờ đợi gan hiến tặng ngắn. Đối với ca cấy ghép bằng gan của người sốnghiến tặng thì tỉ lệ sống sót trên 5 năm đạt tới 78%, tức 100 người thì có 78 người sống trên 5 năm và 22 người tử vong dưới 5 năm. Thực tế có trường hợp “thọ” được trên 30 năm. Tuổi thọ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngày nay nhờ tiến bộ y-dược, nhất là trong phẫu thuật và dùng thuốc chống đào thải nên tuổi thọ bệnh nhân ngày càng được cải thiện.
Tỉ lệ sống sót sau cấy ghép gan?

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Cảnh giác những dấu hiệu ung thư gan

Giảm cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, buồn nôn, thỉnh thoảng nôn, sức khỏe giảm sút, thường xuyên mệt mỏi, phù chân, có dịch trong ổ bụng, vàng da... là những triệu chứng thường gặp của ung thư gan.






ung-thu-gan-6316-1439884562.jpg
Ảnh minh họa: Health.
Theo BS Ang Peng Tiam, BV Mount Elizabeth, Singapore, ung thư gan là loại ung thư phổ biến, xếp thứ 5 trên thế giới, gây ra hơn 600.000 ca tử vong hằng năm. Bệnh rất thường gặp  châu Á với tỷ lệ mắc mới không giảm trong hơn chục năm qua. Thống kê cho thấy, số bệnh nhân nam nhiều gấp 4 lần nữ. 
Bác sĩ giải thích: Gan là nội tạng lớn nhất trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng thiết yếu của sự sống. Ung thư gan xuất phát từ các tế bào gan là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% tổng số ca ung thư gan nguyên phát tại châu Á. 
Các dạng ung thư nguyên phát khác ít phổ biến hơn như ung thư đường mật và nguyên bào gan. Ung thư gan cũng có thể do di căn từ ung thư ở các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, đại tràng, dạ dày hoặc tụy.
Bệnh thường gặp ở những người bị tổn thương gan kéo dài như viêm gan B hay C mạn tính, xơ gan (do gan nhiễm mỡ, uống bia rượu nhiều). Ung thư gan nguyên phát có xu hướng ảnh hưởng đến những người tuổi trung niên và lớn tuổi, phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ. Những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan bao gồm nhiễm virus viêm gan B hoặc C mạn tính, uống bia rượu quá nhiều, béo phì, hút thuốc lá, nhiễm độc tố aflatoxins (tìm thấy trong các loại hạt và đậu bị lên mốc).
Các chuyên gia bệnh lý ung thư gan cảnh báo, rất khó để nhận biết các dấu hiệu sớm của ung thư gan. Đến khi có các dấu hiệu và triệu chứng, bệnh thường đã ở giai đoạn tiến triển. Một số triệu chứng thường gặp của ung thư gan là giảm cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, buồn nôn, thỉnh thoảng nôn, sức khỏe giảm sút và thường xuyên mệt mỏi, phù chân, có dịch trong ổ bụng, vàng da. 
Hầu hết các triệu chứng này không đặc hiệu, dễ bị nhầm với các bệnh lý khác, do đó, khi có các dấu hiệu này, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và loại trừ các nguyên nhân khác trước khi nghĩ đến ung thư gan
Trong quá trình thăm khám, nếu nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư gan, các bác sĩ sẽ hỏi thêm về tiền sử bệnh cá nhân và gia đình cùng những yếu tố nguy cơ khác. Sau đó, nếu cần thiết sẽ thực hiện các xét nghiệm khác để truy tìm ung thư gan sẽ được thực hiện bao gồm Alpha-fetoprotein (AFP) trong máu, siêu âm, CT, PET-CT, MRI và sinh thiết gan. 
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng quát, giai đoạn ung thư, vị trí khối u. Bệnh được phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì hiệu quả chữa trị càng cao. Trong đó, phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc ghép gan mới đem lại cơ hội chữa khỏi bệnh. Các phương pháp điều trị khác chỉ làm giảm bớt hoặc kiểm soát khối u mà thôi. 
BS Ang khuyên mọi người nên chú ý bảo vệ gan và phòng tránh ung thư bằng cách: Hạn chế uống bia rượu, không hút thuốc, tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho mình và gia đình, duy trì lối sống khỏe mạnh, tránh thừa cân.


Ai cũng có thể bị gan nhiễm mỡ

Hiện nay trong phòng khám tiêu hóa gan mật, bệnh gan nhiễm mỡ khá thường gặp, số người mắc bệnh ngày càng có xu hướng tăng.


Bữa ăn đa dạng thực phẩm, giàu rau xanh sẽ tốt cho sức khỏe - Ảnh: T.T.D.
Trước đây bệnh này thường gặp ở người lớn tuổi nhưng hiện nay nhiều người trẻ đã mắc bệnh, thậm chí trẻ con cũng mắc bệnh này.
Gan nhiễm mỡ là bệnh tương đối lành tính ở gan do lượng mỡ tích tụ trong gan vượt quá 5% cân nặng của gan.
Người gầy ốm, giảm cân nhanh vẫn bệnh
Đa số còn có quan niệm: chỉ người mập mới bị gan nhiễm mỡ, trong khi thực tế khoảng 20% người bị gan nhiễm mỡ không hề mập, thậm chí còn có khuynh hướng gầy ốm, là do dinh dưỡng không tốt làm thiếu các chất đạm cần thiết để vận chuyển mỡ khỏi gan.
Sau đây là các nguyên nhân thường gặp gây bệnh:
- Hàng đầu là do rượu bia (90% số người thường uống rượu bia sẽ bị gan nhiễm mỡ).
- Thừa cân - béo phì - rối loạn mỡ máu.
- Đái tháo đường.
- Viêm gan B và viêm gan C   mãn tính.
- Dùng các thuốc gây độc cho gan. Cần chú ý là dùng quá liều các vitamin tan trong dầu, nhất là vitamin A, có thể gây nên gan nhiễm mỡ và thoái hóa mỡ ở gan. Một loại thuốc khác cũng gây tích tụ mỡ ở bụng và gan làm gan nhiễm mỡ là thuốc có chứa hoạt chất corticoid (có trong thành phần các thuốc trị hen suyễn, khớp và đông dược không rõ nguồn gốc).
- Suy dinh dưỡng
- Giảm cân quá nhanh (trên 1kg/tuần).
Bệnh có nguy hiểm không?
Qua thực tế khám chữa bệnh, hơn 2/3 trường hợp gan nhiễm mỡ chúng tôi biết là do người bệnh được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi khám bệnh vì một bệnh lý khác như đái tháo đường hay cao huyết áp chứ không hề có triệu chứng gì cả. 
Biểu hiện nếu có và thường gặp nhất là mệt mỏi, cảm giác tức nặng vùng gan (vùng dưới bờ sườn bên phải) và có thể làm gan to ra. Muốn chẩn đoán bệnh, người ta thường chỉ định siêu âm bụng và xét nghiệm máu để đánh giá men gan, chức năng gan và một số xét nghiệm khác tìm nguyên nhân.
Có người hỏi chúng tôi rằng bệnh gan nhiễm mỡ nguy hiểm không, câu trả lời là cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Nếu do rượu bia thì khả năng diễn tiến thành viêm gan mãn và xơ gan là cao (trên 50%) nên có thể nói là nguy hiểm. Còn nếu do nguyên nhân khác thì chỉ khoảng 10 - 15% diễn tiến thành viêm gan mãn và xơ gan.
Bệnh hoàn toàn có thể điều trị nếu biết nguyên nhân và người bệnh cần kiên nhẫn vì quá trình hồi phục của gan có thể kéo dài, có khi cần đến 1 - 2 năm.
Yêu lấy lá gan
Nếu không may mắc bệnh, chúng ta vẫn có thể yêu thương lá gan của mình bằng những cách như sau:
- Tham vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật.
- Tránh xa bia rượu.
- Không ăn các loại thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, xúc xích, lạp xưởng...
- Hạn chế các thức ăn có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol:
+ Tránh các món chiên xào, thay bằng món luộc.
+ Tránh ăn nội tạng động vật, da gà, da vịt, da heo.
+ Hạn chế trứng: chỉ 2 - 3 quả/tuần.
+ Hạn chế uống sữa chưa tách béo hoặc bơ, phômai.
- Nên ăn uống đầy đủ cả 3 nhóm thức ăn, không nhịn ăn quá mức:
+ Nên ăn bánh mì lạt, bánh quy lạt, các loại rau, củ đã nấu chín, đặc biệt là bắp.
+ Nên ăn các loại đậu, thịt nạc như thịt heo, thịt gà vịt, cá.
+ Hạn chế chất béo.
- Không ăn uống các thực phẩm có nhiều đường.
- Ăn nhiều rau xanh (ít nhất 300 gam rau xanh mỗi ngày như xà lách, dưa leo, bông cải xanh) và trái cây (200 gam quả chín tươi như táo, dâu tây, thơm...).
- Ăn chocolate đen (85% là chocolate) hay uống 1 - 2 tách cà phê đen không đường hằng ngày.
- Ăn thêm các loại rau quả có tác dụng giống như “thuốc giảm mỡ”, chống các gốc oxy hóa: cà chua, rau ngót, cần tây, tỏi, bắp chuối, chanh, cam, quýt, bưởi, trà xanh.
- Tập thể dục thường xuyên: ít nhất 15 - 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons