Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

5 cách phòng viêm gan C bạn nhất định phải nhớ



Gan là cơ quan lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể, nằm dưới khung sườn bên phải, phía trên dạ dày. Gan đảm nhiệm các chức năng: Dự trữ các vitamin, khoáng chất, sắt và đường cho cơ thể và chuyển hóa thức ăn. Sản xuất protein cơ bản và các yếu tố đông máu. Kiểm soát nồng độ các nội tiết tố và các chất hóa học trong máu. Loại bỏ các chất hóa học độc hại.
Virus viêm gan C là loại virus lan truyền rộng rãi, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 170 triệu người trên thế giới đã bị nhiễm virus viêm gan C.
Bạn không thể sống mà không có gan. Nếu gan bị bệnh hay tổn thương, chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng và bạn có thể nhận thấy sức khỏe của mình bị thay đổi. Tổn thương gan do virusviêm gan C có thể tiến triển chậm qua nhiều năm, vì vậy việc phát hiện và điều trị là rất quan trọng.
Viêm gan do virus C được xem là “căn bệnh thầm lặng” vì nhiều người bị nhiễm virus mà không có bất kỳ triệu chứng nào và cũng không cảm thấy có bệnh. Virus này chỉ có thể phát hiện sau nhiều năm bị lây nhiễm, hoặc đã ở giai đoạn muộn như xơ hóa, xơ gan, ung thư gan. Hiện, căn bệnh này vẫn chưa có vắc xinphòng ngừa.
5 cách phòng viêm gan C bạn nhất định phải nhớ
Virus viêm gan A và B có thể trở nên nguy hiểm hơn ở người đã nhiễm virus viêm gan C. Việc tiêm ngừa cả 2 virus viêm gan A và B có thể giúp phòng ngừa tình trạng nguy hiểm này.
Các chuyên gia y tế cho biết, bạn sẽ không bị nhiễm hoặc bị lây truyền virus viêm gan C khi hắt hơi, ho, hôn, sử dụng chung dụng cụ ăn uống, phòng tắm hay phòng vệ sinh hoặc qua một số hành vi giao tiếp hàng ngày. Mặt khác có những biện pháp mà bạn có thể thực hiện để phòng tránh sự lây nhiễmbằng cách:
1. Tránh sử dụng chung kim tiêm và các dụng cụ tương tự như: dụng cụ xăm mình, tiêm thuốc, châm cứu hoặc xỏ lỗ tai.
5 cách phòng viêm gan C bạn nhất định phải nhớ
2. Tránh các hoạt động tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu và tránh giao hợp trong thời gian "đèn đỏ" (bao cao su sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm).
5 cách phòng viêm gan C bạn nhất định phải nhớ
3. Làm sạch các vết máu (mang găng tay cao su và dùng chất khử trùng).
5 cách phòng viêm gan C bạn nhất định phải nhớ
4. Phụ nữ nên cẩn thận trong thời gian "đèn đỏ" và nên bỏ băng vệ sinh đã sử dụng vào nơi an toàn.
5 cách phòng viêm gan C bạn nhất định phải nhớ
5. Tránh sử dụng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân (như bàn chải răng, dao cạo râu hoặc dụng cụ cắt móng) vì chúng có thể có các vết máu khô.


5 cách phòng viêm gan C bạn nhất định phải nhớ

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Viêm gan C và nguy cơ biến chứng thành ung thư

VIÊM GAN C LÀ BỆNH LÝ MÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH LÀ VIRUS VIÊM GAN C, VỚI TỶ LỆ NHIỄM BỆNH KHOẢNG 5%.

Bệnh diễn tiến sau nhiều năm, khoảng 15% - 40% dẫn đến xơ gan và biến chứng thành ung thư gan. Tuy nhiên, bệnh có thể kiểm soát được nếu mọi người nâng cao ý thức, thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm.

Mọi người cần tránh uống rượu, giảm hút thuốc lá, ăn uống điều độ và tập thể dục vừa sức, nghỉ ngơi hợp lý để phòng viêm gan C. Ảnh minh họa
Mọi người cần tránh uống rượu, giảm hút thuốc lá, ăn uống điều độ và tập thể dục vừa sức, nghỉ ngơi hợp lý để phòng viêm gan C. Ảnh minh họa
Chủ quan vì bệnh không có triệu chứng đặc biệt
Trung bình mỗi tháng, Khoa Khám bệnh, BV Đa khoa TP Cần Thơ tiếp nhận khám và điều trị khoảng 600 - 1.000 lượt bệnh nhân viêm gan siêu vi C. BS Huỳnh Thanh Trúc, Phó Trưởng khoa Khám bệnh cho biết, trên 80% các trường hợp mắc bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt trong nhiều năm. Khi có triệu chứng của gan như: Vàng da, báng bụng, u gan… thì đã quá muộn, điều trị khó và không điều trị được. Do đó, bệnh nhân cần chẩn đoán bệnh sớm trước khi có triệu chứng rõ ràng. Khoảng 85% trường hợp nhiễm siêu vi viêm gan C sẽ chuyển thành mạn tính.
Đặc điểm nổi bật của bệnh viêm gan C mạn tính là sự tiến triển rất thầm lặng qua 10 - 30 năm. Nhiều trường hợp bệnh chỉ phát hiện khi có biến chứng nghiêm trọng: Xơ gan, giãn mạch máu đường tiêu hóa, ung thư gan. Khi gan xơ rất khó phục hồi. 
Vì vậy, nên điều trị sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan. Đường lây truyền của virus viêm gan C rất đa dạng. Đó là lây truyền qua đường máu (và dịch cơ thể) do truyền máu chưa sàng lọc tốt; Do dùng kim chích chung (chích ma túy…) từ những người bị nhiễm. 
Ngoài ra, nhân viên y tế nào cũng có thể bị nhiễm siêu vi viêm gan C do tiếp xúc với bệnh phẩm chứa siêu vi trong quá trình làm việc. Bệnh còn lây qua đường tình dục: Bạn tình bị nhiễm, quan hệ với nhiều đối tượng mà không thực hiện các biện pháp an toàn. 
Trường hợp vợ hoặc chồng đã nhiễm bệnh, tuyệt đối sử dụng bao cao su trong quan hệ vợ chồng. Viêm gan C cũng có thể lây nhiễm từ người thân mắc bệnh trong gia đình khi dùng chung: Bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay, móng chân...
Khả năng lây từ mẹ sang con khi mang thai không cao. Người mắc viêm gan C không ảnh hưởng khả năng sinh sản. Xăm mình, xỏ lỗ tai với vật dụng không tẩy trùng tốt cũng có thể lây truyền siêu vi C. Tuy nhiên, khoảng 30 - 40% trường hợp không rõ đường lây nhiễm.
Xét nghiệm chuyên biệt mới phát hiện được bệnh
Viêm gan siêu vi C chỉ có thể chẩn đoán sớm bằng xét nghiệm chuyên biệt. Bởi vậy, nếu có điều kiện nên làm xét nghiệm tầm soát, nhất là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm cao (truyền máu chưa sàng lọc tốt; Dùng chung dụng cụ tiêm chích; Có nhiều bạn tình... 
Có 2 mức xét nghiệm như: Xét nghiệm tầm soát thử antiHCV để biết đã nhiễm HCV trong quá khứ hay chưa; Xét nghiệm đi sâu được bác sĩ chuyên khoa chỉ định với những người đã bị nhiễm (antiHCV dương tính) để xem xét chỉ định điều trị (ví dụ: HCV -RNA định tính/định lượng, định típ gen HCV…).
Theo BS Huỳnh Thanh Trúc, mặc dù viêm gan C có nguy cơ lây truyền cao từ nhiều đường truyền bệnh nhưng việc điều trị khỏi đạt tỷ lệ khoảng 70% - 90%. Hiện nay, công thức cơ bản, phổ biến được chấp nhận điều trị viêm gan C là phối hợp Interferon (thuốc tiêm) và Ribavirin (thuốc uống) trong khoảng 6 tháng đến 1 năm, tùy theo típ và đáp ứng của bệnh nhân. 
Thuốc Interferon có 2 dạng: Dạng tác dụng kéo dài chỉ cần tiêm 1 mũi/tuần; Dạng thông thường phải tiêm 3 mũi/tuần. Công thức thuốc điều trị viêm gan C khá đắt, khoảng từ 30 - 100 triệu đồng, tùy loại thuốc. 
Bởi vậy, bệnh nhân phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn. Riêng đối với nhóm bệnh nhân không đáp ứng điều trị với công thức phổ biến, sắp tới, với sự tiến bộ của y học hiện đại, sẽ có loại thuốc có thể điều trị khỏi bệnh cho nhóm này. Tuy nhiên, chi phí khám, chữa bệnh viêm gan C rất cao.
BS Huỳnh Thanh Trúc khuyến cáo, để giữ lá gan khỏe mạnh, người bệnh phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn để theo dõi hiệu quả việc chữa trị. Mọi người cần tránh uống rượu, giảm hút thuốc lá, ăn uống điều độ và tập thể dục vừa sức, nghỉ ngơi hợp lý…


Hại gan vì thừa vitamin A

Chị Hoa thấy đau tức vùng hạ sườn phải, ăn không ngon và người mệt mỏi. Tưởng mình ở tuổi tiền mãn kinh nên có các triệu chứng khó chịu như vậy. Nhưng khi đi khám bệnh rồi xét nghiệm máu, siêu âm chị mới biết rằng gan của chị đang bị tổn thương nặng. Nguyên nhân chẳng có gì ghê gớm mà chỉ đơn giản là chị đã uống vitamin A quá liều trong thời gian khá dài. Tất cả cũng chỉ vì chị quan tâm và chăm sóc cho sức khỏe thái quá.
Chả là từ khi bước sang tuổi 40, chị bắt đầu thấy sức khỏe rệu rã, có dấu hiệu nhức mỏi các khớp, mắt nhìn kém. Phàn nàn với mấy người bạn cùng trang lứa, chị được mách bổ sung thuốc này thuốc nọ để: bổ mắt, đẹp da; nào thì cân bằng hormon nữ kéo dài tuổi xuân; thực phẩm chức năng giảm mỡ, tăng cơ... Ai mách gì chị cũng thấy hợp lý và mua về uống. Thế nên đều đặn mỗi ngày trong nửa năm qua chị bổ sung 1 viên dầu gấc nhằm bổ mắt; 1 viên One Aday tăng cường sức khỏe mà chị mất công gửi mua từ Mỹ và mấy loại thực phẩm chức năng khác... Ngoài ra, mỗi ngày chị còn tích cực uống các loại rau quả ép như: cà rốt, cà chua, dưa leo... vì chị nghĩ các loại củ quả này vừa nhiều vitamin lại ít đường sẽ làm đẹp da mà không bị béo... Chị đâu ngờ rằng, tổng lượng các loại thuốc và thực phẩm chức năng chị uống cùng những thực phẩm giàu vitamin A chị ăn hàng ngày là nguyên nhân khiến chị bị thừa vitamin A.
Khi nghe bác sĩ giải thích chị mới hiểu: phần lớn thuốc khi vào cơ thể chúng được chuyển hóa tại gan trước khi được đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Bình thường thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc, nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan một số thuốc trở thành chất gây độc với chính bản thân gan. Thuốc có thể gây độc cho gan ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến rất nặng. Bệnh có thể cấp tính nhưng cũng có thể mạn tính, với biểu hiện rất khác nhau từ chán ăn mệt mỏi cho đến vàng da, nước tiểu vàng, đau tức vùng gan, xuất huyết dưới da, thậm chí có thể xuất hiện xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan, suy gan nặng dẫn đến tử vong. Vitamin A cũng là một trong số những thuốc gây độc trực tiếp cho gan nếu uống quá nhiều. Uống thường xuyên liều lớn vitamin A (lớn hơn 7.500mcg) có thể gây ngộ độc mạn tính và tổn thương gan. Dù vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi thiếu vitamin A sẽ bị khô mắt và có thể dẫn tới mù lòa. Ở trẻ em, thiếu vitamin A còn bị chậm phát triển... Nhưng thừa vitamin A cũng nguy hại không kém. Bởi vitamin A là loại vitamin tan trong dầu, được tích trữ lâu dài trong cơ thể, vì thế lạm dụng vitamin A có thể đưa đến tình trạng nhiễm độc với triệu chứng tổn thương ngoài da, viêm khớp, đau cơ bắp, nôn mửa, bơ phờ, chậm chạp, phù gai thị, bong da toàn thân và viêm gan.
Vậy nhu cầu hàng ngày về vitamin A bao nhiêu là đủ? Bác sĩ cho biết, trung bình ở trẻ em là 400mcg và người trưởng thành là 600mcg. Tuy nhiên, trong một số loại thức ăn như gan, cá biển, bơ, sữa, trứng... và từ các loại rau, củ, quả có màu vàng và màu đỏ rất giàu vitamin A. Khi đã bổ sung vitamin A qua các loại thực phẩm này mà còn uống thêm các loại thuốc có chứa hàm lượng vitamin A cao nữa thì rất dễ bị thừa và gây ngộ độc.Chị Hoa thấy đau tức vùng hạ sườn phải, ăn không ngon và người mệt mỏi. Tưởng mình ở tuổi tiền mãn kinh nên có các triệu chứng khó chịu như vậy. Nhưng khi đi khám bệnh rồi xét nghiệm máu, siêu âm chị mới biết rằng gan của chị đang bị tổn thương nặng. Nguyên nhân chẳng có gì ghê gớm mà chỉ đơn giản là chị đã uống vitamin A quá liều trong thời gian khá dài. Tất cả cũng chỉ vì chị quan tâm và chăm sóc cho sức khỏe thái quá.
Chả là từ khi bước sang tuổi 40, chị bắt đầu thấy sức khỏe rệu rã, có dấu hiệu nhức mỏi các khớp, mắt nhìn kém. Phàn nàn với mấy người bạn cùng trang lứa, chị được mách bổ sung thuốc này thuốc nọ để: bổ mắt, đẹp da; nào thì cân bằng hormon nữ kéo dài tuổi xuân; thực phẩm chức năng giảm mỡ, tăng cơ... Ai mách gì chị cũng thấy hợp lý và mua về uống. Thế nên đều đặn mỗi ngày trong nửa năm qua chị bổ sung 1 viên dầu gấc nhằm bổ mắt; 1 viên One Aday tăng cường sức khỏe mà chị mất công gửi mua từ Mỹ và mấy loại thực phẩm chức năng khác... Ngoài ra, mỗi ngày chị còn tích cực uống các loại rau quả ép như: cà rốt, cà chua, dưa leo... vì chị nghĩ các loại củ quả này vừa nhiều vitamin lại ít đường sẽ làm đẹp da mà không bị béo... Chị đâu ngờ rằng, tổng lượng các loại thuốc và thực phẩm chức năng chị uống cùng những thực phẩm giàu vitamin A chị ăn hàng ngày là nguyên nhân khiến chị bị thừa vitamin A.
Khi nghe bác sĩ giải thích chị mới hiểu: phần lớn thuốc khi vào cơ thể chúng được chuyển hóa tại gan trước khi được đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Bình thường thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc, nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan một số thuốc trở thành chất gây độc với chính bản thân gan. Thuốc có thể gây độc cho gan ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến rất nặng. Bệnh có thể cấp tính nhưng cũng có thể mạn tính, với biểu hiện rất khác nhau từ chán ăn mệt mỏi cho đến vàng da, nước tiểu vàng, đau tức vùng gan, xuất huyết dưới da, thậm chí có thể xuất hiện xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan, suy gan nặng dẫn đến tử vong. Vitamin A cũng là một trong số những thuốc gây độc trực tiếp cho gan nếu uống quá nhiều. Uống thường xuyên liều lớn vitamin A (lớn hơn 7.500mcg) có thể gây ngộ độc mạn tính và tổn thương gan. Dù vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi thiếu vitamin A sẽ bị khô mắt và có thể dẫn tới mù lòa. Ở trẻ em, thiếu vitamin A còn bị chậm phát triển... Nhưng thừa vitamin A cũng nguy hại không kém. Bởi vitamin A là loại vitamin tan trong dầu, được tích trữ lâu dài trong cơ thể, vì thế lạm dụng vitamin A có thể đưa đến tình trạng nhiễm độc với triệu chứng tổn thương ngoài da, viêm khớp, đau cơ bắp, nôn mửa, bơ phờ, chậm chạp, phù gai thị, bong da toàn thân và viêm gan.
Vậy nhu cầu hàng ngày về vitamin A bao nhiêu là đủ? Bác sĩ cho biết, trung bình ở trẻ em là 400mcg và người trưởng thành là 600mcg. Tuy nhiên, trong một số loại thức ăn như gan, cá biển, bơ, sữa, trứng... và từ các loại rau, củ, quả có màu vàng và màu đỏ rất giàu vitamin A. Khi đã bổ sung vitamin A qua các loại thực phẩm này mà còn uống thêm các loại thuốc có chứa hàm lượng vitamin A cao nữa thì rất dễ bị thừa và gây ngộ độc.

4 dấu hiệu báo động bạn có thể mắc bệnh viêm gan



BSCC. Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai khuyến cáo người dân cần chú ý 4 dấu hiệu điển hình dưới đây để khám và điều trị kịp thời vì rất có thể bạn đã mắc bệnh viêm gan.
Phát động tháng hành động hưởng ứng ngày viêm gan thế giới 28/7.
Theo BS. Nguyễn Quang Tuấn, hiện nay có 5 loại virus viêm gan được công nhận là virus viêm gan A, B, C, D và E. Trong đó viêm gan B, C và D thường gây viêm gan mạn tính, tiến triển tới xơ gan, ung thư tế bào gan và tử vong. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, trên thế giới có khoảng 2 tỉ người đã từng bị nhiễm virus viêm gan B, hiện tại có khoảng 240 triệu người nhiễm virus viêm gan B mạn. Hàng năm trên thế giới có 500-700 nghìn người tử vong vì hậu quả của nhiễm virus viêm gan B như xơ gan và ung thư gan. Có khoảng 170 triệu người nhiễm virú viêm gan C và 3-4 triệu người mắc mới mỗi năm.
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiễm virus viêm gan B cao với tỉ lệ nhiễm trên 8% dân số. Các nghiên cứu trong nước công bố với kết quả nhiễm virus khác nhau, tỉ lệ người nhiễm virus viêm gan B dao động từ 10-20%; viêm gan C chiếm 2-3% dân số, thường gặp ở nhóm có nguy cơ cao như những người tiêm chích ma túy, bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ, gái mại dâm…
Triệu chứng lâm sàng của nhiễm virus viêm gan cấp chủ yếu với 4 triệu chứng sau:
1. Sốt nhẹ
4 dấu hiệu báo động bạn có thể mắc bệnh viêm gan
2. Mệt mỏi
4 dấu hiệu báo động bạn có thể mắc bệnh viêm gan
3. Chán ăn
4 dấu hiệu báo động bạn có thể mắc bệnh viêm gan
4. Da và củng mạc mắt vàng
4 dấu hiệu báo động bạn có thể mắc bệnh viêm gan
Tuy nhiên, BS. Tuấn cho biết, với các trường hợp nhiễm virus mạn tính các triệu chứng thường không điển hình, rất nhiều bệnh nhân không có các triệu chứng lâm sàng và thường phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn như xơ gan nặng và ung thư tế bào gan.
Phòng bệnh viêm gan cách nào?
BS. Tuấn khuyến cáo, để phát hiện sớm tình trạng nhiễm virus viêm gan, đặc biệt là virus viêm gan B và C, người bệnh cần được thăm khám và xét nghiệm nhiễm virus viêm gan B (HBsAg) và viêm gan C (Anti-HCV), nhất là những người có yếu tố nguy cơ cao như: Những người trong gia đình hoặc sống cùng với người bị nhiễm virus viêm gan B, C. Những người có tiền sử tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn, chạy thận nhân tạo chu kỳ. Nhân viên y tế, những người trực tiếp chăm sóc người bệnh.
Biện pháp phòng bệnh tốt nhất đối với virus viêm gan B là tiêm vắc xin cho trẻ em theo chương trình TCMR và tất cả mọi người chưa bị nhiễm virus viêm gan B.
4 dấu hiệu báo động bạn có thể mắc bệnh viêm gan
Bên cạnh đó để đề phòng nhiễm virus viêm gan B cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh chung như sàng lọc máu, các chế phẩm của máu, sử dụng bơm kim tiêm một lần, các dụng cụ y khoa vô khuẩn, quan hệ tình dục an toàn… Đối với phụ nữ nhiễm virus viêm gan B mang thai cùng với khám thai người mẹ cần được xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm virus viêm gan B để có các biện pháp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con như mẹ uống thuốc kháng virus trong 3 tháng cuối thai kỳ khi tải lượng virus của mẹ cao và tiêm kháng huyết thanh cùng vắc xin phòng bệnh viêm gan B cho trẻ ngay sau sinh.

Đối với virus viêm gan C chưa có vắc xin phòng bệnh nên các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là các biện pháp chung như sàng lọc máu, các chế phẩm máu, sử dụng bơm kim tiêm một lần, các dụng cụ y khoa đảm bảo vô khuẩn…


22.000 người tử vong mỗi năm vì ung thư gan



HIỆN CẢ NƯỚC CÓ HƠN 20 TRIỆU NGƯỜI NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B VÀ C, TRONG ĐÓ KHOẢNG 8 TRIỆU NGƯỜI ĐANG TRONG TÌNH TRẠNG VIÊM GAN, XƠ GAN VÀ UNG THƯ GAN.

Lấy máu để xét nghiệm virus viêm gan B và C. Ảnh minh họa

Tại lễ phát động Ngày Viêm gan thế giới với chủ đề “Phòng ngừa bệnh viêm gan: Tất cả tùy thuộc vào bạn!” diễn ra ngày 28/7, Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Văn Kính cho biết, Việt Nam là một trong 9 quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương có tỉ lệ nhiễm virus viêm gan cao.
Hiện, cả nước có hơn 20 triệu người nhiễm virus viêm gan B và C, trong đó khoảng 8 triệu người đang trong tình trạng viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Chỉ tính riêng ung thư gan đã gây tử vong khoảng 22.000 người mỗi năm.
Trên thế giới, theo báo cáo của WHO, hằng năm có khoảng 500.000 - 700.000 người tử vong vì hậu quả của nhiễm virus viêm gan B như xơ gan và ung thư gan.
Các chuyên gia y tế ví bệnh viêm gan B và viêm gan C là hai “sát thủ thầm lặng”. “Hai loại virus này chủ yếu lây lan qua đường máu và tấn công lá gan. Viêm gan B mạn và viêm gan C mạn là hai nguyên nhân thường gặp dẫn đến xơ gan và ung thư gan”, ông Nguyễn Văn Kính cho biết.
Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh
Bệnh viêm gan B diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt. 90% trường hợp mắc viêm gan B không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi tiến triển thành xơ gan, ung thư gan.
Tương tự, có đến 90% tỉ lệ người mắc viêm gan C cũng không có biểu hiện lâm sàng, chỉ có tế bào gan bị tổn thương âm thầm, trong đó có hơn 50% trường hợp sẽ chuyển thành xơ gan và ung thư.
Dù không có triệu chứng, nhưng theo các chuyên gia y tế, chúng ta vẫn có thể phát hiện bệnh viêm gan B và C giai đoạn sớm để kịp thời điều trị bệnh, đó là khám sức khỏe định kỳ.
Nếu phát hiện nhiễm virus, bệnh nhân nên đến các cơ sở chuyên khoa tiêu hóa, gan, mật để được xác định chính xác thể bệnh và được tư vấn để có chế độ theo dõi và điều trị thuốc phù hợp, đúng thời điểm, tránh diễn tiến thành xơ gan, ung thư gan.
Biện pháp tối ưu nhất phòng bệnh viêm gan B là tiêm vaccine cho trẻ ngay trong 24h sau sinh.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, thời gian qua, Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện đầu ngành, các nhà chuyên môn xây dựng phác đồ điều trị về viêm gan, trong đó có viêm gan C và viêm gan B. Hướng dẫn này đã tập huấn cho tất cả các cán bộ chuyên môn trong toàn quốc.
Hiện nay, các thuốc điều trị viêm gan B, C và các dạng viêm gan nói chung đã được bảo hiểm y tế thanh toán một phần. Tuy nhiên, các trường hợp mắc bệnh viêm gan B, C thường phải điều trị lâu dài, kiên trì và tốn kém, do vậy, Bộ Y tế khuyến cáo bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan B, C phải điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế.
Trong tháng hành động, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ tổ chức khám, tư vấn, xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan C miễn phí cho 1.000 người tại Khoa Khám bệnh của Bệnh viện.
Hưởng ứng Ngày Viêm gan thế giới, Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai cũng đã khai trương phòng khám tư vấn viêm gan.
Phòng khám sẽ làm việc từ ngày 28/7, buổi sáng từ 7g30 đến 11g30, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6.
Riêng trong tháng hành động, 1.000 bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao (có người trong gia đình bị nhiễm virus viêm gan B, C; những người có tiền sử tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn; chạy thận nhân tạo chu kỳ; nhân viên y tế, những người trực tiếp chăm sóc người bệnh) sẽ được miễn phí xét nghiệm sàng lọc viêm gan C tại Khoa Truyền nhiễm.


Viêm gan B và C: Bệnh "sát vách" mà không hay!



HẰNG NGÀY TẠI KHOA TIÊU HÓA GAN MẬT, CHÚNG TÔI THƯỜNG XUYÊN GẶP NHỮNG BỆNH NHÂN BỊ XƠ GAN VÀ UNG THƯ GAN VỚI NHIỀU BIẾN CHỨNG NHƯ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA, HÔN MÊ GAN.

Nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B hoặc viêm gan C mãn tính nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời.
1 - Viêm gan B và viêm gan C là gì?
Bệnh viêm gan B và viêm gan C là bệnh do hai loại siêu vi trùng (nhỏ bé hơn cả vi trùng thông thường) có tên là virút viêm gan B và virút viêm gan C gây ra. Hai loại virút này chủ yếu lây lan qua đường máu và tấn công lá gan của chúng ta. Viêm gan C không nặng hơn viêm gan B vì "B" và "C" chỉ là tên riêng do các bác sĩ đặt cho hai loại virút này thôi chứ không mang ý nghĩa viêm gan C là giai đoạn sau của viêm gan B.
2 - Tại sao gọi là "sát thủ thầm lặng"?
Tỉ lệ nhiễm bệnh và diễn tiến sang thể mãn tính ở nước ta khá cao, cụ thể:
- Tỉ lệ nhiễm viêm gan B mãn khoảng 10 - 15% dân số.
- Tỉ lệ nhiễm viêm gan C mãn khoảng 3% dân số.
Viêm gan B mãn và viêm gan C mãn là hai nguyên nhân thường gặp dẫn đến xơ gan và ung thư gan ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, và châu Phi.
Bệnh diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu dù là ở thể hoạt động nên bệnh nhân không chú ý đi khám bệnh để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Vì hai loại siêu vi viêm gan này chỉ âm thầm tấn công lá gan chúng ta từ ngày này qua ngày khác để cuối cùng gây xơ gan và ung thư gan nên thường bệnh nhân không bị vàng da vàng mắt. Khi có các triệu chứng như vàng mắt vàng da, bụng to, phù chân, nổi mẩn ở da thì đã ở giai đoạn trễ và việc điều trị thường kém hiệu quả.
3 - Diễn tiến của bệnh:
* Viêm gan B mãn có 3 thể bệnh:
- Thể người lành mang mầm: bệnh nhân thường là trẻ em hoặc người trẻ dưới 30 tuổi, không có triệu chứng, tình cờ phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, khi đi hiến máu, kiểm tra khi mang thai.
- Thể ngủ yên: virút viêm gan B nằm yên, sinh sản kém gần như không tấn công lá gan chúng ta nên chức năng gan cũng còn khá tốt.
- Thể hoạt động: bệnh nhân thường trên 30 tuổi, có thể có triệu chứng mệt mỏi đau tức vùng gan, ăn kém, ngứa, da sậm màu hơn. Tuy nhiên đa số bệnh nhân không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện. Virút có thể sinh sản nhiều hay ít nhưng quan trọng là virút tấn công gan chúng ta liên tục nên gây ra những hư hại trong gan.
* Viêm gan C mãn có 2 thể bệnh:
- Thể yên lặng: thường không có triệu chứng. Ở thể này, virút viêm gan C vẫn sinh sản và tấn công gan chúng ta ở mức độ rất thấp nên gan vẫn còn bình thường.
- Thể hoạt động: đa số bệnh nhân không có triệu chứng, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân có những triệu chứng như mệt mỏi, ăn chậm tiêu, tiểu sậm màu. Ở thể này, virút vẫn sinh sản với các mức độ khác nhau và tấn công gan của chúng ta khá nhiều gây hư hại gan đáng kể.
4 - Làm gì với "sát thủ thầm lặng" này?
Dù không có triệu chứng gì chúng ta vẫn nên đi khám sức khỏe định kỳ để được xét nghiệm kiểm tra có bị viêm gan B, viêm gan C nhằm phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm.
Nếu chưa nhiễm bệnh, chúng ta sẽ có biện pháp phòng ngừa thích hợp, trong đó quan trọng là chủng ngừa viêm gan B.
Còn nếu chẳng may phát hiện bệnh, bệnh nhân nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được xác định chính xác thể bệnh nhằm có chế độ theo dõi và điều trị thuốc phù hợp, đúng thời điểm, tránh diễn tiến thành xơ gan và ung thư gan về sau.



 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons