Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

8 thực phẩm rẻ tiền giúp giải độc gan


Trang Heath khuyến cáo một số thực phẩm giúp thải độc gan và bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng tuần:
Tỏi
Chỉ một lượng nhỏ tỏi cũng có thể kích hoạt các enzyme trong gan giúp cơ thể thải độc tố. Tỏi chứa nhiều allicin và selenium, hai hợp chất tự nhiên giúp làm sạch gan.
Bưởi
Chứa nhiều vitamin C và các chất ôxy hóa, bưởi giúp tăng cường quá trình thải độc tự nhiên của gan. Một ly nước ép tươi mỗi ngày giúp đẩy nhanh quá trình sản sinh ra các enzyme thải độc gan, đào thải các chất gây ung thư và các chất độc khác.
8-thuc-phm-re-tien-giup-giai-doc-gan
Một số thực phẩm giúp làm sạch gan. Ảnh: WP
Củ cải và cà rốt
Hai loại rau củ trên đều chứa nhiều chất chống ôxy hóa có nguồn gốc thực vật và beta carotene. Vì thế, ăn củ cải và cà rốt có thể giúp kích thích cải thiện chức năng gan.
Trà xanh
Loại đồ uống này rất tốt cho gan, chứa nhiều chất chống ôxy hóa nguồn gốc thực vật là catechins có tác dụng hỗ trợ chức năng gan.
Các loại rau lá xanh
Được coi là một trong những thực phẩm có tác dụng thải độc tốt nhất cho gan, rau lá xanh bạn có thể ăn sống, nấu chín hoặc ép nước uống. Với khả năng đặc biệt trung hòa các kim loại nặng, chất hóa học và thuốc trừ sâu, các loại thực phẩm sạch này giúp bảo vệ gan.
Loại quả được mệnh danh là siêu thực phẩm dinh dưỡng này giúp cơ thể sản sinh ra các glutathione, chất chống ôxy hóa rất cần thiết cho gan để loại bỏ chất độc hại.
Táo
Giàu pectin, táo giúp cơ thể làm sạch và giải phóng các độc tố trong hệ thống tiêu hóa, giúp cải thiện chức năng gan, thải các chất độc trong cơ thể.
Dầu oliu
Các loại dầu như oliu, hạt cải, hạt lanh... rất tốt cho gan khi sử dụng ở mức vừa đủ, giúp cơ thể hấp thụ chất độc hại trước khi chúng ảnh hưởng đến cơ thể. Bằng cách này, nó giúp gan giảm bớt gánh nặng.



8 triệu người Việt sẽ bị viêm gan siêu vi B vào năm 2020

Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh nhân mắc viêm gan siêu vi B chiếm 8-25% dân số, ước tính đến năm 2020 sẽ có 8 triệu người Việt nhiễm virus viêm gan B mạn tính.


8-trieu-nguoi-viet-se-bi-viem-gan-sieu-vi-b-vao-nam-2020
Ảnh minh họa: News
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm gan do virus là nguyên nhân thứ 7 gây tử vong trên toàn cầu. Hiện nay có từ 6 đến 10 triệu người mắc bệnh này, 1,4 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó nhiều nhất là viêm gan virus C (48%), B (47%), còn lại là viêm gan A và E. Nhóm người tiêm chích ma túy có nguy cơ lây nhiễm cao nhất do tình trạng dùng chung bơm kim tiêm, ước tính trong số 16 triệu người tiêm chích ma túy có khoảng 10 triệu trường hợp nhiễm virus viêm gan C.
Bộ Y tế khuyến cáo, viêm gan virus đứng thứ ba trong số nguyên nhân gây tử vong ở nước ta, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là viêm gan siêu vi B. Điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C cao trong quần thể dân cư nói chung, chịu hậu quả nặng nề của bệnh. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B trung bình 8-25%, viêm gan C 2,5-4,1%. Bên cạnh đó còn ghi nhận các trường hợp viêm gan A, D, E. Đặc biệt trong nhóm người tiêm chích ma túy có đến 54% mắc viêm gan siêu vi C. 
Tỷ lệ dân cư mắc bệnh này có sự khác nhau giữa các địa phương. Cao nhất ở Hà Bắc 25,5%, tiếp đến là Vĩnh Phúc 23,2%, Lâm Đồng 16,74%, Khánh Hòa 15,48%, TPHCM 11,3%... Tình hình nhiễm virus viêm gan B ở nhóm phụ nữ có thai khá cao. Đây là yếu tố quan trọng gây viêm gan B ở trẻ sơ sinh và là nguyên nhân chính gây viêm gan mạn tính ở trẻ. Các nghiên cứu cho thấy 90% trẻ mắc viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có nguy cơ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Đây được xem là vấn đề y tế nghiêm trọng.
Cục Y tế Dự phòng nhìn nhận hậu quả lâu dài của nhiễm viêm gan virus dẫn tới bệnh gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan làm tăng gánh nặng chi phí cho ngành y và toàn xã hội. 
Trong khi đó công tác dự phòng và điều trị bệnh này ở nước ta còn nhiều khó khăn, nhất là ở tuyến y tế huyện, xã thiếu cơ sở vật chất, thiết bị điều trị và thuốc men. Đơn vị đủ năng lực điều trị viêm gan tập trung chủ yếu ở các bệnh viện tuyến cuối tại các tỉnh thành lớn. 
Riêng viêm gan C chưa có văcxin ngừa, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc nhưng bệnh nhân viêm gan C khó có cơ hội tiếp cận các loại thuốc kháng virus mới do giá thành cao, chưa được Bảo hiểm y tế chi trả hoặc chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Mặt khác, việc không tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị có thể làm giảm hiệu quả điều trị.
Bệnh viêm gan virus B hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu sử dụng văcxin sớm và đúng quy định, do vậy Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tất cả trẻ em nên được tiêm phòng văcxin viêm gan B. Đối với trẻ em ở khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao như nước ta, nên tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh và các liều sau đó theo đúng lịch tiêm chủng. 
Trong bối cảnh gánh nặng bệnh gan do virus ngày càng nặng nề, WHO kêu gọi sự chung tay của các quốc gia trong việc phòng chống bệnh với mục tiêu không còn lây truyền viêm gan virus trên thế giới, tất cả bệnh nhân đều được chăm sóc và điều trị an toàn, hiệu quả. 
Ở góc độ khác, TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, lo ngại những năm gần đây xảy ra một số trường hợp tai biến liên quan đến tiêm chủng khiến nhiều phụ huynh hoang mang không cho con em đi tiêm. Các bệnh viện cũng ngại triển khai tiêm ngừa vì lo sợ rủi ro. Từ đó dẫn đến tỷ lệ tiêm văcxin giảm hẳn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh truyền nhiễm gia tăng, trong đó có viêm gan.
Theo bà Hồng, tỷ lệ tai biến do tiêm chủng ở nước ta trong giới hạn cho phép của WHO, dù vậy ngành y tế đang nỗ lực triển khai những giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ này. Thời gian qua, Bộ Y tế tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ tiêm chủng nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu sốc phản vệ sau tiêm, xử trí kịp thời, đúng phương pháp sẽ cứu sống được các trẻ bị tai biến nặng. Bên cạnh đó còn hướng dẫn phụ huynh cách phát hiện sớm các dấu hiệu tai biến để kịp thời đưa đến cơ sở y tế xử trí theo đúng phác đồ.
Khảo sát của WHO tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ bệnh viêm gan C gia tăng do phần lớn người dân và bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh nên không có khái niệm về tầm soát, điều trị và phòng ngừa lây lan. Rất nhiều người bệnh chủ quan cho rằng mình không có nguy cơ nhiễm virus này nên không tiến hành các xét nghiệm sớm, vô tình lây truyền mầm bệnh cho những người xung quanh. 




Virut viêm gan C – sát thủ ung thư thầm lặng


Nhiều bệnh nhân biết đến bệnh viêm gan B nhưng lại bỏ qua viêm gan C. Theo các chuyên gia, nếu viêm gan B, là bệnh không thể trị dứt điểm và không quá nguy hiểm thì viêm gan C là căn bệnh trong yên lặng, có thể điều trị dứt điểm nhưng lại có tính sát thủ rất mạnh. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh nhân viêm gan C dễ dàng chuyển sang xơ gan và ung thư gan.
Virut siêu vi C: cực kì nguy hiểm
Theo TS.BS Phạm Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Gan BVĐK Medic thì cùng với viêm gan A và B, viêm gan C cũng là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Và dù tần suất mắc bệnh viêm gan siêu vi C ít gặp hơn so với bệnh viêm gan do virut A và B nhưng virut viêm gan C tỏ ra uy lực và có những tấn công gây tác hại lớn cho gan. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách, người mang bệnh rất dễ dàng chuyển qua giai đoạn xơ gan, ung thư gan.
Theo BS Thủy, viêm gan C được xem là một căn bệnh “yên lặng”. Khi người bệnh nhiễm bệnh, virut viêm gan C đi từ máu đến gan và trú ngụ ở đó. Nó tấn công và gây hại lên gan rất lớn nhưng các triệu chứng viêm gan C thường không có biểu hiện rõ ràng; chỉ có thể nhận biết được bệnh khi có các xét nghiệm và chẩn đoán chuyên sâu.
Nhóm xét nghiệm để nhận biết cơ thể có bị nhiễm virut viêm gan C hay không là anti-HCV. Đây là loại kháng thể do cơ thể tạo ra để phản ứng lại với virut viêm gan C. Nếu xét nghiệm cho thấy anti-HCV dương tính thì chứng tỏ bệnh nhân đã hoặc đang bị nhiễm siêu vi C. Tuy nhiên, để kiểm tra chính xác về mức độ tổn thương gan thì sẽ có các xét nghiệm khác như HCV ARN, siêu âm, CT Scan, MRI, sinh thiết gan…
Virut viem gan C – sat thu ung thu tham lang
Thông thường, bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C thường có khả năng tự hết bệnh mà không cần điều trị. Gan sẽ tự điều tiết ra các kháng thể để chống lại và tiêu diệt virut viêm gan C. Dấu hiệu duy nhất cho thấy gan đã miễn dịch được virut này là sự hiện diện của kháng thể chống virut siêu vi C trong máu. Đáng tiếc là chỉ có khoảng 15-30% người bị nhiễm virut siêu vi C có khả năng chống chọi và vượt qua giai đoạn nhiễm bệnh, hơn 70% là không thắng nổi và chuyển sang giai đoạn mạn tính, nặng hơn trước.
Ở giai đoạn mạn tính, virut bắt đầu có những tấn công gây tổn thương gan nặng nề và xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, người bị đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, vàng da… Virut gây ra tổn thương và tăng nồng độ của men gan (AST và ALT) trong máu. Gan bị xơ hóa trên diện rộng và phá hỏng những chức năng quan trọng của gan là chuyển hóa và giải độc, dẫn đến xơ gan. Giai đoạn này nếu không có những biện pháp điều trị tích cực sẽ dẫn đến biến chứng cho gan và gây ung thư gan. Viêm gan C có diễn biến thầm lặng, có thể mắc bệnh kéo dài trong thời gian 10 hoặc 20 năm.
Đã tiêm ngừa viêm gan B – liệu có bị nhiễm virut C?
Nhiều người thắc mắc, nếu đã chủng ngừa viêm gan siêu vi B thì liệu có bị nhiễm virut viêm gan C? BS Thủy cho biết: nếu đã tiêm ngừa virut viêm gan siêu vi B thì chỉ có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm siêu vi này. Còn viêm gan C là một loại siêu vi hoàn toàn khác hẳn và chưa có chủng ngừa tiêm phòng; do đó đểngăn ngừa lây nhiễm viêm gan siêu vi C, bạn nên áp dụng các phương pháp tránh phơi nhiễm viêm gan C như: không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh, quan hệ tình dục an toàn…
Bác sĩ Thủy cũng chia sẻ: Với những tiến bộ của y học hiện nay, bệnh viêm gan siêu vi C là hoàn toàn có thể điều trị và chữa khỏi. Vì vậy việc tầm soát và nhận biết được bệnh sớm để theo dõi, điều trị kịp thời là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi C ở nước ta có chi phí khá cao nên bệnh nhân thường ngần ngại và không đi kiểm tra, xét nghiệm theo định kì.
Thực tế nếu viêm gan C càng được phát hiện sớm bao nhiêu thì khả năng điều trị khỏi càng cao bấy nhiêu. Ngoài ra, người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y tế đáng tin cậy để có kết quả kiểm tra chính xác. Đồng thời, tự bảo vệ bản thân thông qua việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý và thường xuyên vận động để cơ thể có sức đề kháng tốt.




6 nguyên nhân gây suy gan mà bạn không ngờ tới

Rượu thường bị qui là thủ phạm gây suy gan. Tuy nhiên, có những yếu tố khác có thể làm suy yếu gan và cuối cùng khiến nó không hoạt động.

1. Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao, mỡ bụng, đường huyết cao, chu vi vòng bụng lớn. Những yếu tố nguy cơ này làm tăng khả năng bị các bệnh tim mạch và tiểu đường típ 2. 
Mặc dù, tất cả mọi người đều ý thức được điều này, nhưng ít người biết rằng hội chứng chuyển hóa cuối cùng có thể gây suy gan. Trên thực tế, nó là một nguyên nhân chính của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Quá nhiều glucose hoặc đường trong máu được tích trữ thành mỡ trong gan, có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ, viêm và để lại sẹo. Sau một thời gian, gan kém hoạt động và dẫn tới suy. Nếu các tĩnh mạch gan bị tổn hại, nó có thể hạn chế lưu thông máu và dẫn đến tăng huyết áp kịch phát đe dọa tính mạng.
Phòng tránh: Bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tư vấn bác sĩ nếu bạn có bất cứ yếu tố nguy cơ nào. Cách này không chỉ giúp bạn phòng tránh được các bệnh tim mạch và tiểu đường mà còn cải thiện sức khỏe của gan.
2. Nhiễm virus
Các nhiễm trùng virus phổ biến nhất có thể dẫn tới suy gan là viêm gan B và C. Ngoài ra, còn có nguy cơ gắn liền với viêm gan A. Bệnh mụn rộp không được điều trị cũng có thể dẫn tới suy gan.
Phòng tránh: Suy gan do viêm gan có thể phòng trách được bằng cách tiêm phòng, điều trị sớm và uống thuốc theo chỉ định hoặc quan hệ tình dục an toàn. Nhớ là bạn có thể bị viêm gan C nếu quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ.
3. Béo phì
Béo phì là một tình trạng mạn tính và có thể dẫn tới những rối loạn sức khỏe khác nhau bao gồm gan nhiễm mỡ. Dư thừa chất béo tích tụ trong gan có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ, từ đó gây tổn thương cho các tế bào gan. Điều này dẫn tới xơ gan hoặc sẹo trong gan và cuối cùng là suy gan.
Phòng tránh: Nếu bạn có chỉ số BMI cao và béo phì, bạn cần kiểm soát trọng lượng của mình. Ăn uống hợp lý, luyện tập thường xuyên và có thể lựa chọn phẫu thuật giảm cân. Tuy nhiên, đây nên là lựa chọn cuối cùng. Duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh có thể giúp bạn tránh những biến chứng của bệnh tiểu đường, tim mạch và hơn nữa là phòng tránh suy gan.
4. Các loại thuốc
Một số thuốc kê đơn gồm kháng sinh, các thuốc chống viêm không steroid và chống co giật có thể gây suy gan cấp. Những người bị bệnh lao và uống thuốc trong thời gian dài cũng có thể có nguy cơ cao hơn.
Phòng tránh: Dừng uống thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ về những rắc rối với thuốc kê đơn bạn gặp. Một số người dễ bị phản ứng với những loại thuốc nhất định hơn so với những người khác. Vì vậy cần thảo luận chi tiết với các bác sĩ về loại thuốc bạn uống và những nguy cơ của nó đối với những cơ quan quan trọng trong cơ thể.
5. Các bệnh tự miễn
Viêm gan tự miễn là tình trạng các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào gan và phá hủy chúng. Đây là tình trạng mạn tính và dẫn tới viêm và tổn thương gan. Khi hệ miễn dịch tấn công những tế bào gan khỏe mạnh, nó có thể dẫn đến xơ gan, là tình trạng các mô sẹo thay thế mô gan khỏe mạnh và làm tắc nghẽn lưu thông máu tới gan.
Phòng tránh: Khi hệ miễn dịch của cơ thể chống lại bạn, sẽ rất khó để ngăn chặn. Nhưng nhờ chẩn đoán đúng và điều trị thích hợp, tình trạng này có thể được kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ghép gan có thể trở nên cần thiết để đối phó với tình trạng này.
6. Bổ sung thảo dược
Đôi khi các thảo thuốc thảo dược không kê đơn được cho là an toàn cũng có thể là mối đe dọa cho gan. Các độc tố hoặc hóa chất trong các chế phẩm thảo dược có thể khiến gan dần dần bị sẹo và tổn thương.
Phòng tránh: Không dùng các loại thuốc thảo dược nhất là trong thời gian dài mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.




Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Đừng coi thường gan nhiễm mỡ

Những câu chuyện về mỡ trong gan
Nghe tới gan nhiễm mỡ, người ta thường có sự liên tưởng tới một bệnh nhân béo phì… Quả đúng như vậy, 70% bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ là do bệnh béo phì, thế nhưng không hiếm những người có vóc dáng mảnh mai, thân hình ốm yếu cũng bị gan nhiễm mỡ.
Người mẫu N.H là một trường hợp ví dụ điển hình. Cô luôn được mời biểu diễn ở các sự kiện lớn vì có vóc dáng khá chuẩn. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước qua tuổi 30, phát hiện vòng 2 của mình xuất hiện những ngấn mỡ dư thừa, cô áp dụng một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Kết quả thật mãn nguyện, nhưng sau một thời gian, khi đi khám tổng quát, cô phát hiện mình bị gan nhiễm mỡ.
Trường hợp thứ hai là của một giáo viên trung học, 40 tuổi, ăn chay trường. Anh bắt đầu ăn chay từ cách đây hơn 10 năm, rất hiếm khi anh đụng đến bia, rượu hay thuốc lá. Không những thế, anh còn thường xuyên tập thể dục vào buổi sáng, chạy bộ ngoài công viên để hít thở không khí trong lành. 
Tuy nhiên, khi siêu âm gan, bác sĩ phát hiện anh bị gan nhiễm mỡ độ 1. Anh sững sờ và nghĩ kết quả có sự nhầm lẫn nên chủ động đề nghị bác sĩ cho chụp CT. Kết quả cũng tương tự. Để chắc chắn hơn nữa, anh xin làm sinh thiết gan và kết quả không khác hai lần trước.
Ở cả hai trường hợp trên, bệnh nhân đều không ngờ tới gan nhiễm mỡ bởi họ: không dư cân béo phì, không nghiện bia rượu và cũng không bị đái tháo đường, vậy đâu là nguyên nhân? Trên thực tế, không chỉ những người có thân hình gầy gò mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị gan nhiễm mỡ.
Truy tìm nguyên nhân?
Gan nhiễm mỡ hay còn gọi là gan thoái hóa mỡ là tình trạng ứ đọng mỡ trong gan do nhiều nguyên nhân.Bình thường lượng mỡ chiếm khoảng 3-5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ khi lượng mỡ trong gan chiếm từ 5% đến 10%, nếu từ 10% đến 25% là nhiễm mỡ mức độ vừa, còn khi vượt quá 30% là nhiễm mỡ nặng. Mức độ gan nhiễm mỡ cũng phụ thuộc vào bệnh chính gây ra và việc người bệnh tuân thủ chế độ điều trị bệnh như thế nào.
Có nhiều nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ, điển hình như: nghiện rượu, tình trạng cơ thể dư cân béo phì; bệnh lý đái tháo đường hoặc dùng nhiều các loại thuốc có hại cho gan… Tuy nhiên, không chỉ những trường hợp béo phì, thừa chất, lười vận động mới là những đối tượng có tỷ lệ gan nhiễm mỡ cao, ngay kể cả những người gầy gò cũng có thể là nạn nhân của gan nhiễm mỡ.
Ở người bị gan nhiễm mỡ, chất béo không chỉ đơn thuần dư thừa bên dưới lớp da mà còn hiện diện xung quanh cơ quan nội tạng chẳng hạn như gan, dưới dạng những túi chất béo li ti. Những bệnh nhân gầy gò, ốm yếu, suy dinh dưỡng, hay áp dụng chế độ giảm cân quá nhanh cũng là một nguyên nhân khiến cho bệnh gan nhiễm mỡ bùng phát. Khi cơ thể thiếu chất cũng đồng nghĩa với việc thiếu một số chất cần thiết để thanh lọc bớt mỡ. Người ăn ít hay ăn kiêng quá mức sẽ khiến lượng đường trong máu thấp khi đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh tăng hấp thu mỡ để phân giải thành năng lượng, nếu lười vận động mỡ sẽ tích tụ mà không được chuyển hóa, axit béo đi vào máu nhiều, vượt quá mức cho phép sẽ gây ra gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ, sát thủ thầm lặng
Gan nhiễm mỡ không phải là một bệnh mà là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh lý khác nhau. Trước đây người bệnh có tâm lý rất coi thường gan nhiễm mỡ vì người ta cho rằng sẽ không gây ra các biến chứng nguy hại. Đây là một quan niệm sai lầm.
Theo BS.CKII Trần Ngọc Lưu Phương - Trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp BV Nguyễn Tri Phương cho biết: Gan chính là nơi tổng hợp chất béo. Nếu vì lý do nào đó khiến chất béo không được vận chuyển kịp thời ra khỏi lá gan thì sẽ tích lũy trong nhu mô gan, chiếm chỗ của tế bào gan, gây ra nhiễm mỡ. 
Mặc dù gan nhiễm mỡ đúng là một biểu hiện lành tính, sẽ không nguy hiểm nếu như được phát hiện sớm và có can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, biểu hiện này diễn biến âm thầm, cơ thể người bệnh sẽ dần thích nghi với những triệu chứng bệnh lý nên thường bỏ qua, do vậy khi phát hiện, bệnh sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm.
Diễn tiến nặng của gan nhiễm mỡ có thể gây xơ gan, dẫn đến ung thư gan. Ở các giai đoạn sau, người bệnh thường thấy rất mệt mỏi, uể oải, đầy hơi, khó chịu, chán ăn, ngứa ngáy, làm việc lười biếng, không tập trung và sức khỏe suy giảm rõ rệt... Đáng nói là phần lớn bệnh nhân lúc đó đã có vấn đề với rối loạn biến dưỡng chất béo thể hiện qua triệu chứng tăng mỡ trong máu, tăng men gan, tăng ure huyết…
Đặc biệt, không nên coi thường bệnh gan nhiễm mỡ vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan, sau virút viêm gan B, C...
Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên thì những người bị gan nhiễm mỡ cần phải đi kiểm tra gan định kỳ để có thể nắm rõ tình trạng mỡ trong gan của mình thế nào, từ đó có các cách điều trị hợp lý để tránh nguy cơ biến chứng. Khi đã phát hiện gan nhiễm mỡ trên siêu âm, người bệnh nên đi khám ở các cơ sở y tế để được xác định nguyên nhân cũng như đánh giá giai đoạn của bệnh để có thể điều trị một cách đúng đắn nhất.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ung thư gan: Cách phát hiện và phòng bệnh


Ung thư gan gồm ung thư nguyên phát và ung thư thứ phát. Ung thư gan nguyên phát là xuất phát từ tế bào gan hoặc tế bào ống mật. Ung thư gan thứ phát là ung thư di căn từ các nói khác đến như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, tụy, thực quản…
Những nguyên nhân
- Viêm gan virút B: khi viêm gan B sẽ gây đột biến ADN ở nhân tế bào gây ung thư.
- Viêm gan virút C: viêm gan C sẽ gây viêm gan mạn và dẫn đến ung thư gan.
- Nhiễm độc aflatoxin: có trong đậu mốc, thức ăn ôi thiu.
- Nhiễm dioxin: gây đột biến tế bào và gây nên ung thư.
- Nhiễm các hóa chất độc hại khác.
- Viêm gan do rượu: lâu ngày dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Đốt u gan qua da dưới hướng dẫn siêu âm bằng RFA
Cách phát hiện
Bệnh nhân mắc ung thư gan giai đoạn đầu rất khó phát hiện vì không có triệu chứng. Về sau hay đau tức dưới sườn bên phải, ăn uống chậm tiêu, đôi khi có sốt. Khi sờ thấy gan to ở vùng dưới sườn phải, hoặc vàng da, báng bụng là đã ở giai đoạn muộn.
Chẩn đoán thường dựa vào siêu âm bụng, CT, hoặc chụp MRI vùng bụng. Siêu âm là phương tiện dễ thực hiện, không nguy hại, giá thành rẻ, chẩn đoán chính xác ung thư gan khoảng 90%. CT cho thấy việc phân tích hình ảnh dễ dàng hơn và chẩn đoán ung thư gan nguyên phát chắc chắn hơn. Nhưng phương tiện này đắt tiền, khó thực hiện hơn siêu âm, người bệnh phải vào bệnh viện mới thực hiện được.
-Xét nghiệm máu chủ yếu đo nồng độ AFP trong huyết thanh là một loại alphafeto protein có trong thời kỳ bào thai khi lớn lên thì do gan tiết ra. AFP tăng cao trong ung thư gan nguyên phát, tăng > 500 ng/ml: gần như chắc chắn là ung thư gan nguyên phát. AFP được sử dụng trong một thời gian dài để chẩn đoán ung thư gan nguyên phát, là một trong các xét nghiệm tầm soát ung thư gan. 
AFP có dương tính giả trong một số trường hợp bệnh lý mô gan: viêm gan siêu vi cấp, bệnh gan mãn, xơ gan, di căn gan. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy AFP có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp. AFP có thể tăng trong bệnh lý ung thư đường mật trong gan và ung thư đại tràng di căn gan.
- Định lượng DCP (des-y-carboxylprothrombin) còn được gọi là PIVKA-II, một loại protein prothrombin tăng bất thường trong máu ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát. Độ nhạy và độ chuyên đối với u < 5 cm thay đổi từ 0,14 - 0,54 và 0,95 - 0,99 ở giá trị ngưỡng 40 mAU/ml và 0,07 - 0,56; 0,72 - 1.0 ở ngưỡng giá trị 100 mAU/ml.
Định lượng AFP với giá trị ngưỡng 200 ng/ml cùng với DCP có giá trị ngưỡng là 40 mAU/ml cho độ nhạy 48% và độ đặc hiệu 99%.
DCP kết hợp với protein p53 để tiên đoán ung thư gan nguyên phát kích thước nhỏ.
Sinh thiết gan cho giá trị chẩn đoán xác định nhưng chỉ sử dụng ở cơ sở y tế.
Cắt gan do ung thư tại BVĐK Quảng Ngãi
Điều trị
Khi mắc bệnh ung thư gan, tùy từng trường hợp u to hay nhỏ mà có chỉ định điều trị thích hợp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư gan như: đốt u gan bằng sóng cao tần, bằng microwave, bằng công nghệ Nano; bơm hóa dầu làm tắc mạch; phẫu thuật cắt khối u gan.
Phòng bệnh
Nên đi khám siêu âm bụng định kỳ 3 - 6 tháng/ lần. Sau khi siêu âm có kết quả nghi ngờ ung thư gan thì nên nhập viện để chụp CT hoặc MRI theo chỉ định của bác sĩ. Khi mắc bệnh viêm gan B, C, phải đến bác sĩ chuyên khoa điều trị triệt đễ bệnh lý này.
- Tránh dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm viêm gan B; tránh ăn uống cùng chung thìa, muỗng, chén, bát với những người viêm gan C.
- Ăn uống tránh các thức ăn nhiễm hóa chất, đậu mốc. Hạn chế bia, rượu, thức uống có nồng độ cồn cao.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Muốn túi mật khỏe mạnh, phải làm sao?

Để duy trì sức khỏe cho bộ phận này chúng ta không chỉ cần một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh mà còn cần phải có kiến thức để phát hiện sớm bệnh của túi mật. Túi mật là một bộ phận rất nhỏ, một cơ quan nội tạng hữu ích cho hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Để duy trì sức khỏe cho bộ phận này chúng ta không chỉ cần một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh mà còn cần phải có kiến thức để phát hiện sớm bệnh của túi mật.
Túi mật có hình quả lê có chiều dài từ 8-10cm, chiều rộng khoảng 4cm,, treo ngay dưới thùy phải của gan, có chức năng như một túi lưu trữ dịch mật cho cơ thể.. Mỗi ngày gan tổng hợp được khoảng 500 - 1000ml dịch mật cho cơ thể, khi chuyển tới túi mật, nó được cô đặc lại và lưu trữ ở đây khoảng 30-50ml dịch mật. Khi chúng ta ăn, dịch mật tiết ra đi vào phần ruột non, tá tràng thông qua các ống mật để tiêu hóa thức ăn. Nên mặc dù là một bộ phận rất nhỏ của cơ thể nhưng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của con người.
Muốn túi mật khỏe mạnh, phải làm sao?
Bệnh về túi mật
Đa phần các bệnh về túi mật là sỏi túi mật, polyp túi mật, hoặc rối loạn vận động túi mật, ung thư túi mật( thường hình thành từ một polyp túi mật).
Sỏi mật là sự tích tụ các thành phần của dịch mật, chủ yếu là cholesterol, canxi, bilirubin mà thành. Khi sỏi túi mật to sẽ gây tắc đường mật, thậm chí gây viêm túi mật. Triệu chứng của bệnh sỏi túi mật thường là sụt cân nhanh, đau bụng dữ dội, nhất là sau những bữa ăn nhiều chất béo. Các cơn đau thường xuất hiện ở khu vực bên phải bụng, phía dưới, bên dưới ức, đau có thể lan xuống lưng. Cơn đau kéo dài vài giờ và có thể kèm theo buồn nôn. Tuy nhiên cũng có người bệnh bị đau âm ỉ bên phải, rất dễ nhầm với một rối loạn ở dạ dày, ợ hơi. Có đến 80% những người bị sỏi túi mật không có biểu hiện gì cho đến khi bệnh nặng.
Những người có nguy cơ cao mắc sỏi túi mật là những người béo phì, theo bác sĩ Gilbert, giảm cân quá nhanh cũng có thể gây sỏi mật. Phụ nữ có thai, người mắc các rối về máu có ảnh hưởng đến việc sản sinh huyết sắc tố như bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, người mắc bệnh này có mức độ bilirubin cao trong cơ thể dễ dẫn đến bệnh sỏi mật. Nếu trong gia đình có người mắc sỏi mật, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng gấp 2 lần so với những người khác. Một số loại thuốc như thuốc ngừa thai cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật.
Muốn túi mật khỏe mạnh, phải làm sao?
Trong trường hợp nghi ngờ sỏi mật, bệnh nhân cần được siêu âm, đây là cách thức dễ dàng, đơn giản và rất hiệu quả để phát hiện bệnh sỏi mật hoặc bệnh viêm túi mật.
Polyp túi mật là một dạng u trên bề mặt túi mật, đa phần là các u lành tính. Đây là một dạng tổn thương trên bề mặt túi mật, nó cũng được hình thành do sự tích tụ các cholesterol. Tuy nhiên bên cạnh u bề mặt túi mật tự sinh ra còn có loại polyp tạo u giả, nó là sự lắng đọng cholesterol. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân không cần can thiệp mà chỉ cần thay đổi chế độ ăn, giảm ăn chất béo. Tuy nhiên với những u giả, người bệnh cần được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa cứ 3-6 tháng, nếu phát hiện bất cứ bất thường nào, bác sĩ sẽ can thiệp kịp thời.
Muốn túi mật khỏe mạnh, phải làm sao?
Làm thế nào để có túi mật khỏe mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ đem lại sức khỏe tốt nhất cho túi mật. Theo TS Cathleen Khandelwal, bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Cleveland cho biết: "Hầu hết sỏi túi mật được hình thành từ cholesterol, vì vậy một chế độ ăn uống với hàm lượng cholesterol thấp, ít chất béo là tốt nhất cho sức khỏe của túi mật,".
Thực tế cho thấy, chế độ ăn uống để có một là "trái tim khỏe mạnh" cũng phù hợp với một "túi mật khỏe mạnh". Có nghĩa là sử dụng chất béo lành mạnh không bão hòa, như các loại hạt, quả bơ, dầu ô liu, đậu phộng... Những loại chất béo không no được khuyên dùng như trong các loại cá, quả óc chó, hạt lanh và dầu thực vật.
Tránh xa các loại thực phẩm làm tăng mức cholesterol sẽ làm giảm nguy cơ mắc sỏi mật; Ăn uống điều độ cũng là một phần của chế độ ăn duy trì sức khỏe cho túi mật bởi mật thường được tích tụ trong một thời gian nhất định rồi mới tiết ra khi ta ăn. Nếu ăn 1 bữa quá nhiều chất dinh dưỡng hay quá no sẽ làm mật quá tải, dễ hình thành sỏi mật.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc thường xuyên bổ sung vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh sỏi mật. Ngoài ra sử dụng cà phê cũng giúp chống lại việc hình thành sỏi mật với người có chế độ ăn nhiều cholesterol.
Tóm lại, túi mật là cơ quan quan trọng trong nội tạng cơ thể, khi bị bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, nhưng nếu biết cách phòng ngừa và phát hiện sớm khi mắc bệnh, khả năng chữa khỏi bệnh rất khả quan.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons