Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Bạn biết gì về bệnh xơ gan?

Các tác nhân gây xơ gan chỉ âm thầm tấn công lá gan của chúng ta nên người bị xơ gan không hề bị đau bụng và thường không hề có tiền sử bị vàng da, vàng mắt...

Bệnh xơ gan là gì?
Xơ gan hay gọi chính xác hơn là chai gan, là giai đoạn sau của viêm gan mạn.Xơ gan là hậu quả của việc lá gan bị các tác nhân gây hại cho gan tấn côngtrong thời gian lâu dài dẫn đến tế bào gan bị hư hại, chết dần và tạo ra các mô sẹo, không phục hồi được làm cho gan chai cứng dần dần và không thực hiện được những chức năng bình thường của gan (suy gan).
                                                  Hình minh họa - Nguồn Internet
Nguyên nhân dẫn đến xơ gan
- Viêm gan siêu vi B mãn, viêm gan siêu vi C mãn không đượng phát hiện và theo dõi điều trị thich hợp.
- Lạm dụng rượu bia sẽ dẫn đến xơ gan rượu.

- Gan nhiễm mỡ: có khoảng 20% số trường hợp sẽ bị thoái hóa mỡ gan gây viêm gan mãn do chất béo dần dần cũng dẫn đến xơ gan.

- Dùng các thuốc gây độc cho gan kéo dài như kháng sinh, thuốc giảm đau, …

- Các nguyên nhân ít gặp hơn:

                                               Hình minh họa - Nguồn Internet   
   + Viêm gan tự miễn: thường gặp ở nữ, do cơ thể chúng ta tự tiết ra một loai kháng thể tự tấn công lá gan của chính chúng ta.
   
+ Ứ đọng chất sắt trong cơ thể.

   
+ Tắc nghẽn đường mật lâu dài.
Triệu chứng của bệnh
- Gan có khả năng bù trừ rất tốt có nghĩa là phần gan còn tốt chưa  bị chai cứng sẽ làm việc bù trừ cho phần gan đã bị hư hại và chai cứng, do đó chỉ đến khi trên 75% lá gan bị chai cứng thì mới biểu hiện triệu chứng rõ ràng.
- Giai đoạn đầu khi các nguyên nhân âm thầm tấn công lá gan, bệnh nhân thường không có triệu chứng gì cả ngoài một vài triệu chứng như ăn không ngon, đầy bụng khó tiêu, mệt mỏi, sụt cân, thậm chí có người lại biểu hiện bằng giảm ham muốn sinh hoạt tình dục.
- Giai đoạn sau khi bắt đầu có suy gan, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như ngứa, dạ xấu đi, sậm màu nhiều, xuất hiện nhiều nốt dãn mạch màu đỏ trên da ngực trên lưng, trên cổ trên mặt, trên cánh tay (nốt sao mạch); lòng bàn tay đỏ rực lên (bàn tay son), tiểu sậm màu hơn, dễ bị chảy máu răng máu mũi, da dễ bị bầm hơn khi va chạm, mắt và da bắt đầu vàng nếu quan sát kỹ.
- Giai đoạn nặng khi suy gan đã quá nặng không còn khả năng bù trừ nữa sẽ xuất hiện vàng da vàng mắt rất nhiều, chân sưng phù, bụng to dần ra và tích nước trong ổ bụng (tràn dịch màng bụng).
- Cần nhớ là các tác nhân gây xơ gan chỉ âm thầm tấn công lá gan của chúng ta nên người bị xơ gan không hề bị đau bụng và thường không hề có tiền sử bị vàng da, vàng mắt gì trước đây cả.
Biến chứng thường gặp của bệnh
- Dãn to các tĩnh mạch ở thực quản: Có thể vỡ gây xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện ói máu hoặc tiêu phân đen mà không hề có dấu hiệu gì trước.  
Do đó bệnh nhân xơ gan cần được nội soi dạ dày dù không hề bị đau dạ dày để kiểm tra có các búi dãn này hay không để điều trị phòng ngừa tránh biến chứng xuất huyết tiêu hóa.
- Bệnh não do suy gan (Hôn mê gan): Do gan suy không hóa giải được các độc chất trong cơ thể gây tình trạng không tỉnh táo, ngủ gà ngủ gật, lơ mơ mất ý thức, tay chân run rẩy. 
Vì vậy bệnh nhân xơ gan không nên để quá bón và không nên tự ý uống các loại thuốc ngủ cũng như không ăn quá nhiều thịt (chất đạm động vật) để tránh ứ đọng chất độc trong cơ thể nhằm tránh biến chứng này.
- Xơ han lâu ngày có thể xuất hiện các khối u trên nền gan xơ gọi là xơ gan có biến chứng ung thư hóa.
- Nhiễm trùng dịch tích tụ trong ổ bụng gây căng chướng bụng, đau bụng nhiều hoặc sốt.
Điều trị
- Việc điều trị chỉ đạt hiệu quả cao khi ở giai đoạn còn sớm tức là ở  giai đoạn viêm gan mãn và bắt đầu chuyển qua xơ gan, còn khi đã xơ gan mất bù thì việc điều trị đạt kết quả rất hạn chế  chủ yếu là điều trị triệu chứng. 
Do đó vấn đề phát hiên bệnh sớm rất quan trọng vì ở giai đoạn này việc can thiệp vào nguyên nhân sẽ giúp chặn đứng và lui bệnh .
- Điều trị nguyên nhân: Bỏ rượu bia, ngưng các thuốc gây độc cho gan, điều trị thải chất sắt, điều trị viêm gan siêu vi B, C, …
- Điều trị hỗ trợ bảo vệ gan và phòng ngừa các biến chứng.
Phát hiện bệnh sớm              
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ để được tầm soát có bị nhiễm các loại siêu vi viêm gan B, C hay không nhằm có hướng theo dõi điều trị thích hợp.
- Đối với những người có nguy cơ cao bị xơ gan như người béo phì, tiểu đường, người bị gan nhiễm mỡ, người thường uống rượu bia, người phải dùng nhiều loại thuốc để trị nhiều loại bệnh khác, người có người thân trong gia đình bị mắc bệnh gan, người chưa chủng ngừa viêm gan, người có tiền sử bị nhiễm viêm gan siêu vi B, C nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật để được tư vấn và cho làm các xét nghiệm tầm soát, khảo sát chức năng gan, siêu âm gan, đo độ cứng gan để có thể phát hiện bệnh gan từ giai đoạn sớm khi chưa có triệu chứng.
Bệnh nhân xơ gan nên làm gì? 
- Không nên quá lo lắng và căng thẳng vì việc tuân thủ điều trị tốt sẽ giúp bệnh ngừng tiến triển và hạn chế biến chứng.
- Không nên dùng các thuốc gây hại cho gan (thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau Paracetamol).

- Đặc biệt, phải tuyệt đối tránh xa các loại bia rượu.

- Về thuốc men, nên tuân thủ đúng thuốc mà bác sĩ kê toa điều trị.

- Có thể dùng các thảo dược thiên nhiên có tính chất bảo vệ gan như cây nhân trần, cây ac-ti-sô 

- Ngoài ra cần lưu ý tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn tối thiểu 30 phút mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh,nhằm đẩy lùi bệnh.
 Chế độ ăn cho bệnh nhân xơ gan
- Chia 5-6 bữa/ ngày, nên có bữa phụ lúc 9-10 giờ tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Ăn nhạt, tráng ăn các loại thức ăn có nhiều muối để tránh bị tích muối, nước trong cơ thể gây phù và bụng to.

- Không cần hạn chế nước, nhưng nếu bụng quá to thì uống dưới 1 lít/ ngày
.- Hạn chế ăn đạm nhưng là đạm có hại (đạm từ thịt động vật), tăng cường ăn đạm có lợi (tên khoa học là BCAA) có nhiều trong đạm thực vật như đậu nành, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu đỏ.- Không nên quá hạn chế béo, không nên kiêng trứng (trừ khi có ứ mật vàng da nhiều, khó tiêu)
- Ăn ngọt vừa phải.

- Ăn đủ vi dưỡng chất dinh dưỡng.
* Cụ thể: bệnh nhân xơ gan, khoảng 50 kg cần :
- 500 gram rau nhiều chất xơ hòa tan (rau có chất nhớt).
- 200-300 gram trái cây ít ngọt (táo, mận,...).

- Ăn sáng bình thường.

Ăn trưa và tối: một chén cơm, với 100 gram thịt hay 1 quả trứng, chất béo từ dầu thực vật chiên hay xào đều được

- Nhớ bữa ăn trước khi đi ngủ.

AloBacsi.vn
BS Trần Ngọc Lưu Phương - BV Nguyễn Tri Phương

Ăn uống thế nào khi bị viêm gan?

không đúng cách có thể làm cho bệnh gan bị nặng thêm. Do đó, việc ăn uống đúng cách khi bị bệnh cũng được xem là một biện pháp điều trị không dùng thuốc.

Dinh dưỡng hợp lý khi bị viêm gan là thực hiện một chế độ ăn uống cân đối giữa các thành phần chất đường, chất béo, chất đạm và các vitamin, khoáng chất. 
Ngoài ra, cũng cần kết hợp các biện pháp nghỉ ngơi, điều tiết làm việc, sinh hoạt thể lực sao cho phù hợp để tăng cường sức lực, chống chọi với bệnh tật và làm cho bệnh mau hồi phục.
Dinh dưỡng khi bị viêm gan cấp
Trong viêm gan cấp, tế bào gan bị phá hủy cấp tính. Các hoạt động bình thường của gan có thể bị xáo trộn, thường biểu hiện bằng các triệu chứng như mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa: chán ăn, ăn không tiêu, sình bụng, tiêu chảy nhất là hay bị nôn ói.
Khi bị viêm gan cấp, chúng ta cần áp dụng một chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Không nhất thiết phải kiêng ăn quá mức mà ngược lại cần phải ăn đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng. Năng lượng này rất cần để gan hồi phục nhanh và cơ thể mau lấy lại sức.
Ăn uống thế nào khi bị viêm gan?
Nên chọn các thức ăn dễ tiêu hóa, chẳng hạn: các chất bột - đường dễ hấp thu như: gạo, ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. 
Vì vậy, bệnh nhân thường được khuyên ăn nhiều trái cây ngọt như chuối nhưng không có nghĩa là “ăn chuối để chữa bệnh viêm gan”. 
Riêng các chất đạm, nên chọn các loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo: lòng trắng trứng (không ăn lòng đỏ trứng), các loại thịt cá nạc, sữa không béo, đậu hũ. Lượng đạm cần cung cấp đầy đủ như một người bình thường (tức là 50 - 70g mỗi ngày). 
Tuy nhiên, nếu bị viêm gan quá nặng, bắt đầu có triệu chứng lơ mơ báo hiệu tình trạng sắp bị hôn mê thì phải giảm lượng đạm < 40g mỗi ngày vì các chất như amôniắc (NH3) sinh ra từ chất đạm không được gan đào thải, sẽ tích tụ trong máu gây ảnh hưởng đến hoạt động của não. Đối với chất béo, nên giảm bớt chứ không cữ ăn hoàn toàn. 
Không ăn các thức ăn có nhiều cholesterol: óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng vì sự bài tiết mật có thể bị giảm nên không tiêu hóa hết các chất béo. Chất béo chỉ sử dụng khoảng 10% tổng năng lượng (15g mỗi ngày).
Đặc biệt, ăn nhiều rau quả tươi sẽ cung cấp chất khoáng và các vitamin như vitamin A, B, C, E… rất cần thiết để gan hoạt động bình thường trở lại vì các chất này giúp cho các chuyển hóa ở gan được tốt hơn.
Ăn uống thế nào khi bị viêm gan?
Một vấn đề hết sức quan trọng bắt buộc phải tuân thủ, đó là ngưng hẳn rượu bia và các thức uống có cồn cho đến khi gan hồi phục hoàn toàn. 
Thận trọng khi sử dụng các lọai thuốc vì một số thuốc có thể gây độc cho gan như: thuốc an thần, các thuốc giảm đau - chống viêm, ngay cả paracetamol. Khi cần sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, nên hỏi ý kiến của thầy thuốc chứ không được tự ý uống.
Nếu bệnh nhân bị nôn ói liên tục hoặc tiêu chảy nhiều, cần được nhập viện để truyền dịch và nuôi ăn bằng đường truyền tĩnh mạch. 
Nếu chỉ buồn nôn nhẹ thì có thể điều trị ở nhà bằng cách dùng một số thuốc chống nôn thông thường. 
Nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày, ăn từng ít một, đừng ăn một lần quá no. Bệnh nhân viêm gan thường hay bị chán ăn và nôn ói vào buổi chiều cho nên có thể cho ăn nhiều hơn vào buổi sáng, còn chiều tối nên ăn nhẹ hoặc uống sữa để tránh tình trạng đầy bụng và nôn sau khi ăn. Khi gan hồi phục hoàn toàn, có thể ăn uống trở lại như bình thường.
Dinh dưỡng khi bị viêm gan mạn
Khi gan bị viêm mạn tính, đa số các bệnh nhân không có triệu chứng gì đặc biệt, họ vẫn cảm thấy bình thường mặc dù gan có thể đã bị hư hoại ngày một nặng hơn. Một số bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi và ăn uống kém đi.
Ăn uống thế nào khi bị viêm gan?
Chế độ ăn vẫn phải cân đối giữa các chất đường, đạm, béo và cung cấp đầy đủ năng lượng. Việc ăn uống đủ chất và năng lượng sẽ giúp cho bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn và cơ thể có đủ sức chống chọi với tình trạng nhiễm trùng cũng như các tác dụng phụ do việc điều trị gây ra. 
Khi vẫn còn cảm giác ăn uống và tiêu hóa bình thường, nhất là chưa bị phù, bệnh nhân không cần thiết phải kiêng ăn quá mức. 
Chính vì ăn kiêng quá mức và nhất là thức ăn quá nhạt nhẽo sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy chán ăn. Ăn uống kém càng làm cho người bệnh bị mệt mỏi, thiếu sức để hoạt động và bệnh gan bị nặng hơn. 
Tuy nhiên, bệnh nhân cần hạn chế bớt các thức ăn quá nhiều gia vị và dầu mỡ sẽ gây khó tiêu. Nên chọn các loại đạm có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như: đậu nành, đậu hũ... 
Ở bệnh nhân viêm gan mạn tính, chất glycogen (một loại đường dự trữ ở gan) sẽ bị giảm, cho nên cần cung cấp đều đặn chất bột - đường như bánh, trái cây ngọt; nếu không, bệnh nhân dễ bị những cơn mệt lả, vã mồ hôi do giảm lượng đường trong máu.
Ăn uống thế nào khi bị viêm gan?
Người bị viêm gan cấp nên ăn đều đặn chất bột - đường như bánh, trái cây ngọt
Dù bị bệnh gan mạn tính do bất kỳ nguyên nhân nào, bệnh nhân cũng không nên uống rượu bia nhiều vì sẽ làm cho tình trạng viêm gan bị nặng hơn. Bệnh nhân có thể uống mỗi ngày một viên thuốc bổ để cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động bình thường của gan. Nếu viêm gan mạn do nghiện rượu, cần phải bổ sung thêm các vitamin nhóm B và acid folic.
ĂN UỐNG, SINH HOẠT KHI BỊ VIÊM GAN CẤP TÍNH
- Chế độ ăn cung cấp đầy đủ năng lượng và cân đối các thành phần đạm, béo, đường và vitamin, khoáng chất.
- Không kiêng khem quá mức.
- Hạn chế gia vị và dầu mỡ.
- Nên uống nhiều nước nhất là nước ép hoa quả.
- Ngưng hẳn rượu, bia.
- Nên chia nhiều bữa ăn nhỏ, mỗi bữa chỉ ăn một ít.
- Thận trọng khi sử dụng các thuốc.
- Nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc.
 VIÊM GAN MẠN TÍNH
- Không kiêng khem quá mức khi gan chưa bị suy nặng. Tiếp tục chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng.
- Nên ăn nhiều chất đạm từ thực vật, chất bột - đường và rau quả tươi. Hạn chế bớt mỡ dầu và gia vị.
- Nếu bị viêm gan virút C mạn tính, không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất sắt hoặc các thuốc bổ có chứa sắt.
- Tránh uống rượu bia.
- Nên uống thêm thuốc bổ đa sinh tố và thận trọng khi sử dụng các loại thuốc.
- Sinh hoạt bình thường. Tập thể dục, chơi thể thao vừa sức. Tránh các công việc quá nặng nhọc.

 

Theo PGS.TS.BS. BÙI HỮU HOÀNG - Sức khỏe và Đời sống

Ung thư trực tràng

Triệu chứng: Trong nhiều trường hợp thì loại bệnh này hầu như không có triệu chứng rõ rệt, do đó luôn phải chú ý tới bất kỳ sự thay đổi nào trong chức năng làm việc của dạ dày. Nếu thấy có hiện tượng chảy máu trực tràng, thay đổi kéo dài trong quá trình làm việc của dạ dày, mệt mỏi kéo dài, táo bón mãn tính, khó chịu ở dạ dày thì có thể đây là những triệu chứng ban đầu của loại
Bệnh nguy hiểm

Theo thống kê của các chuyên gia nghiên cứu thì ung thư trực tràng chiếm vị trí thứ 3 trong số các nguyên nhân chính dẫn tới tử vong ở người mà các nhà khoa học vẫn gọi loại bệnh này là "cái chết thầm lặng". Bởi vì trước khi phát thiện bệnh, nó hầu như không có triệu chứng rõ ràng nên cũng rất khó phòng chống.

Phòng chống và điều trị: Do bệnh hầu như không có triệu chứng rõ ràng nên cần phải thường xuyên chiếu chụp mới có thể phát hiện và chữa trị kịp thời trước khi quá muộn vì với khả năng y học ngày nay thì ung thư trực tràng giai đoạn đầu có thể chữa khỏi được.

Thực đơn cho người xơ gan

Xơ gan là giai đoạn cuối của các quá trình bệnh lý mạn tính ở gan, với nhiều biến chứng trầm trọng có thể đe dọa mạng sống của người bệnh.

Thực đơn cho người bị bệnh xơ gan
Một chế độ ăn uống hợp lý giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, giúp bệnh nhân cải thiện được các triệu chứng và phòng ngừa được các biến chứng, đồng thời không làm tăng gánh nặng cho gan.

Ở bệnh nhân xơ gan, trong giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng gì rõ ràng, người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi, một số người cảm thấy chán ăn, khó tiêu, buồn nôn và sợ những thức ăn có nhiều dầu mỡ. Đến khi bệnh nặng hơn người bệnh có thể thấy đau tức vùng hạ sườn phải và vàng mắt, vàng da.

Khi bệnh đã nặng, chức năng gan sẽ suy giảm nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ thấy bụng ngày càng to ra do ứ nước, đó là hiện tượng cổ trướng hay báng bụng. Bệnh nhân xơ gan có thể bị nguy hiểm đến tính mạng khi các biến chứng của xơ gan xảy ra như giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.

Nên ăn uống thế nào?

Phải nói không với cà phê!
Người bị xơ gan có nhu cầu về chất đạm tương tự như người bình thường. Trung bình người lớn cần mỗi ngày khoảng 1g protein cho mỗi kg cân nặng, nghĩa là một người nặng 50kg cần khoảng 50g protein. 
Những thức ăn có nhiều chất đạm là thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt (chứa 20% protein), cá (20%), trứng (13%), ngũ cốc (10%), sữa (3%). Khi bệnh nhân xơ gan bị lơ mơ hay hôn mê, phải ngưng ăn chất đạm hoàn toàn vì lúc này nếu vẫn bổ sung chất đạm cho người bệnh thì sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.

Cần cân đối giữa các thành phần như chất đường, chất đạm, rau và các loại trái cây, nên ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm giàu kali như chuối tiêu, đu đủ, rau ngót, rau lang...

Bệnh nhân bị báng bụng phải hạn chế ăn muối, nước mắm và các loại thức ăn mặn.

Hạn chế mỡ động vật, thay mỡ động vật bằng dầu và bơ thực vật. tránh các loại thức ăn và các cách chế biến làm cho bệnh nhân khó dung nạp như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, bắp cải, rượu, bia, cà phê, trà đặc...

Tuyệt đối không được uống rượu, bia và các chất có cồn bởi vì nếu uống rượu sẽ làm cho biến chứng như giãn tĩnh mạch thực quản xảy ra, gây nguy hiểm cho người bệnh khi xảy ra hiện tượng nôn ra máu.

Theo Sức khỏe và Đời sống

Dấu hiệu sớm của bệnh ung thư gan, bạn có biết?

Nếu nước tiểu có màu tối, thấy mỏi mệt kéo dài, chướng bụng, sút cân, vàng da..., rất có thể đó là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư gan.

Gan là một trong những cơ quan sống còn của cơ thể người. Đây là tuyến lớn nhất và là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể chúng ta. Chức năng của gan rất quan trọng cho một cuộc sống lành mạnh. Ung thư gan là một trong những vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến chức năng của bộ phận này, đe dọa đến tính mạng.
Khoa học y tế hiện đại có rất nhiều phương pháp điều trị để giúp một bệnh nhân ung thư gan có thể sống sót. Nhưng điểm quan trọng cần làm là phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Dưới đây là danh sách dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư gan.
Ảnh: howistoppeddrinking.org
Ảnh: howistoppeddrinking.org
Nước tiểu có màu tối
Tăng bilirubin trong máu sẽ làm cho màu sắc của nước tiểu thay đổi từ màu vàng sẫm đến nâu. Nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi màu sắc của nước tiểu, hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
Tụ dịch trong bụng
Tụ dịch trong bụng là một trong những triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu. Chướng bụng cùng với việc có thể sờ thấy được gan là một dấu hiệu sớm của bệnh ung thư gan.
Đau bụng
Gan nở rộng và suy giảm chức năng sẽ dẫn đến đau bụng. Nếu bạn bị đau bụng cùng với gan nở rộng, rất có thể bạn đã mắc bệnh về gan.
Ngứa
Ngứa có thể được coi như một triệu chứng chung. Nhưng đó cũng là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư gan. Điều này xảy ra chủ yếu là do ảnh hưởng của sự gia tăng bilirubin trong cơ thể. Chức năng gan suy giảm sẽ dẫn đến tăng bilirubin, gây ngứa trên da.
Gan nở rộng
Gan nằm ở vùng bên phải của bụng trên, kéo dài đến giữa. Gan nở to làm bạn có thể sờ thấy nó ở vị trí này. Bạn nên theo dõi để nhận được những lời khuyên từ bác sĩ vì đây là những dấu hiệu quan trọng của bệnh ung thư gan.
Mệt mỏi
Nếu cảm thấy mệt mỏi kéo dài đi kèm với bất kỳ triệu chứng suy giảm chức năng gan nào khác, bạn có thể đã mắc ung thư gan. Mặc dù mệt mỏi là một triệu chứng chung, nhưng rất thường gặp ở bệnh nhân ung thư gan.
Buồn nôn và nôn
Nếu bạn bị buồn nôn và nôn mửa không rõ nguyên nhân, kiểm tra xem bạn có bất kỳ triệu chứng suy giảm chức năng gan khác không. Nôn và buồn nôn thường được coi là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư gan.
Sút cân
Gan là cơ quan chính giúp cơ thể chúng ta trao đổi chất. Chức năng gan suy giảm sẽ khiến bạn bị sút cân. Sút cân được coi là một trong những triệu chứng quan trọng nhất của giai đoạn đầu tiên của ung thư gan.
Vàng da
Vàng da không phải là một căn bệnh, nó là một biểu hiện lâm sàng của suy giảm chức năng gan. Chức năng gan suy giảm gây ra tích tụ bilirubin trong cơ thể. Vàng da là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư gan.
Quỳnh Trang (theo medicmagic)

Theo VnExpress

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Mách bạn cách ngăn ngừa ung thư gan hữu hiệu

Ung thư gan, đặc biệt khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối rất khó có thể cứu chữa. Chính vì vậy, việc phòng bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng.


Theo Kiến thức

Những điều cần biết để phòng bệnh ung thư gan

Nếu bạn chú ý những triệu chứng bất thường để phòng và trị bệnh sớm thì có thể giảm thiểu được tác hại do bệnh ung thư gan gây ra.

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Gan được chia thành thùy và hoạt động như một bộ lọc, làm sạch máu và thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Gan cũng hỗ trợ hoạt động của mật, giúp tiêu hóa chất béo, tăng khả năng hấp thụ protein của cơ thể, dự trữ glycogen (đường) và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Bệnh ung thư gan ngày càng trở nên phổ biến và có tỉ lệ tử vong cao. Ung thư gan có thể được phân loại theo hai cách: sơ cấp (ung thư bắt đầu trong mô gan) hoặc thứ cấp (ung thư lây lan đến gan sau khi bắt đầu ở một số vị trí khác).

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh ung thư gan

- Các bệnh gan khác, bao gồm cả viêm gan B hoặc C (bệnh do virus tấn công gan) hoặc xơ gan (một căn bệnh gây ra sẹo ở gan)
- Tiền sử gia đình có người bị bệnh viêm gan hoặc ung thư gan
- Béo phì
- Giới tính (nam giới có nhiều khả năng bị ung thư gan hơn phụ nữ)

Những điều cần biết để phòng bệnh ung thư gan 1
Hình ảnh ung thư gan. Ảnh minh họa

Các triệu chứng của ung thư gan

Trong giai đoạn đầu, bệnh có thể không có triệu chứng nào. Khi gan bị sưng lên bạn có thể thấy những dấu hiệu sau đây, tuy nhiên, ung  thư gan chỉ là một trong số những lý do khiến gan có thể sưng lên.

Đau bụng là triệu chứng đầu tiên và sớm nhất của bệnh ung thư gan. Ngoài ra, bệnh có thể gây ra những triệu chứng khác như:

- Đau gần vai phải hoặc ở phía bên phải của bụng
- Vàng da (một căn bệnh gây ra da sang màu vàng)
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Mất cảm giác ngon miệng
- Nước tiểu sẫm màu
- Đầy hơi

Bác sĩ có thể nghi ngờ ung thư gan nếu thấy xuất hiện cục u hoặc các triệu chứng khác khi kiểm tra thể chất. Nếu thấy nghi ngờ, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm khác như:

- Xét nghiệm máu để kiểm tra huyết thanh và men gan.
- Siêu âm (siêu âm) để thấy hình ảnh của cấu trúc mô mềm bên trong của cơ thể.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), một loại đặc biệt của X-quang có hình ảnh chi tiết của các cơ quan trong cơ thể.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) để thấy hình ảnh rất rõ ràng về cơ thể con người.
- Chụp mạch để hiển thị mô gan và các khối u.
- Phẫu thuật nội soi, trong đó sử dụng một ống mỏng với ánh sáng (nội soi) để quan sát gan và các cơ quan khác trong ổ bụng. 
- Sinh thiết lấy các mô để nghiên cứu dưới kính hiển vi. Sinh thiết là cách đáng tin cậy nhất để xác định ung thư.

Những điều cần biết để phòng bệnh ung thư gan 2
Các giai đoạn phát triển của các bệnh ung thư. Ảnh minh họa

Các giai đoạn của ung thư gan

Một trong những mối quan tâm lớn nhất về bệnh ung thư là liệu ung thư đã lan (di căn) ngoài vị trí ban đầu hay chưa. Việc chẩn đoán ung thư gan được chia thành các giai đoạn đánh số từ I đến IV theo mức độ lan rộng của bệnh. Ung thư cũng được phân loại theo cách chúng có thể được điều trị, nghĩa là, cho dù nó có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật.

Giai đoạn ung thư gan bao gồm:

Giai đoạn I: Một khối u được tìm thấy trong gan.
Giai đoạn II: Một khối u được tìm thấy, nhưng nó đã lan rộng đến các mạch máu, hoặc có nhiều một khối u, các khối u đều nhỏ hơn 5 cm.
Giai đoạn III: Trong giai đoạn III ung thư gan, có nhiều hơn một khối u lớn hơn 5 cm, hoặc ung thư đã di chuyển ra ngoài gan để mạch máu, cơ quan khác, hoặc đến các hạch bạch huyết.
Giai đoạn IV: Ung thư đã lan đến các địa điểm khác trong cơ thể, chẳng hạn như phổi hay xương, cũng như các mạch máu hoặc các hạch bạch huyết.

Ung thư gan cũng có thể được phân loại là tái phát. Ung thư gan tái phát có thể trở lại trong gan hoặc bất cứ nơi nào khác trong cơ thể.

Phương pháp điều trị ung thư gan

Ung thư gan có thể được điều trị bằng cách sử dụng một hoặc nhiều trong ba phương pháp: Phẫu thuật, Hóa trị liệu và phóng xạ.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến điều trị và tiên lượng bệnh (cơ hội phục hồi) cho một người bị ung thư gan bao gồm: Sức khỏe của người bệnh, khả năng hoạt động của gan, các giai đoạn của ung thư...

Phòng ngừa ung thư gan

Ngừng hút thuốc sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi và ung thư gan. Ngoài ra, bạn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và giảm sử dụng các đồ uống có cồn để giảm nguy cơ gây gây xơ gan mãn tính. Nếu bị xơ gan mãn tính nên đi kiểm tra đều đặn để biết được tình trạng bệnh để có hướng điều trị thích hợp nhất.

Theo aFamily

Bài thuốc cho người hay uống rượu, gan nhiễm độc nặng

Nếu ông xã bạn là người hay uống rượu bia, lâu ngày gan có biểu hiện nhiễm độc nặng, hãy dùng các bài thuốc từ cà gai leo để nhanh chóng giúp tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan.

Cà gai leo còn có tên khác là cà gai dây, cà quạnh, cà quýnh, gai cườm, chẻ nan (Tày), b’rongoon (Ba Na). Cây nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài. Thân hoá gỗ, nhẵn, phân cành nhiều; cành phủ lông hình sao và rất nhiều gai.
Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, xẻ thuỳ không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Cụm hoa hình xim ở nách lá, hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng. Cây mọc hoang ở khắp nơi cũng có khi được trồng làm hàng rào.
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, thân cành thu hái quanh năm. Rễ rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Thân cành cắt ngắn từng đoạn 2cm. Phơi khô hay sao vàng. Có khi dùng tươi. Có thể dùng dược liệu nấu cao nước, cao mềm hay cao khô.
Theo nghiên cứu, toàn cây nhất là rễ, chứa saponin steroid. Khi thủy phân cho diosgenin, solasodinon, solasodin, flavonoid có tác dụng chống viêm và chống xơ hóa rất tốt. Còn theo Đông y, cà gai leo hơi the, tính ấm, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Dùng giải rượu, chữa viêm lợi, viêm quanh răng, thấp khớp, làm mát gan...
Cà gai leo. Ảnh: KH
Giải rượu
Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu. Các bài thuốc trên sẽ nhanh chóng giúp tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan.
Chữa nhức, sưng đau do viêm khớp
Rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, dây mấu, rễ tầm xuân, mỗi vị 25g, sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia uống 2 lần trong ngày. Uống vào buổi sáng và trưa sau bữa ăn. Mỗi liệu trình điều trị dùng trong 20 ngày (theo chỉ định của bác sĩ).
Chữa ho do viêm họng
Rễ cà gai leo 15g, lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 - 7 ngày.
Chữa viêm lợi, viêm quanh răng
3g hạt cà gai leo, tán nhỏ, cho vào trong dụng cụ đựng bằng đồng với một ít sáp ong, đốt lấy khói xông vào chân răng. Ngày làm 2-3 lần. Dùng trong 3-5 ngày. Hoặc ngày ngậm 10-20ml cao lỏng chiết xuất từ cà gai leo, ngậm sau bữa ăn sáng và tối.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan...)
35g rễ cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày. Hoặc có thể sử dụng dược phẩm cà gai leo được chiết xuất dạng viên, cao khô hay trong các sản phẩm thực phẩm chức năng... sẽ giúp hạ men gan, giải độc gan rất tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng về liều lượng, thời gian cần theo chỉ định của bác sĩ.

Theo Sức khỏe và Đời sống

4 dấu hiệu bề ngoài cảnh báo gan bạn có vấn đề nghiêm trọng

Khi một người đàn ông có vấn đề nghiêm trọng với gan, sẽ có một số dấu hiệu rõ ràng. Vấn đề về gan được chẩn đoán dựa trên bản chất của những dấu hiệu này.

Gan là một cơ quan lớn cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể. Cơ quan này sản xuất các chất tiêu hóa chất béo và carbohydrate và giúp thải chất độc khỏi cơ thể. Khi một người đàn ông có vấn đề nghiêm trọng với gan, sẽ có một số dấu hiệu rõ ràng. Vấn đề về gan được chẩn đoán dựa trên bản chất của những dấu hiệu này cũng như kết quả xét nghiệm máu.
Vàng da
Theo Trung tâm y tế Đại học Maryland, một trong các triệu chứng chính của bệnh gan là vàng da. Vàng da làm cho da và lòng trắng của mắt trở nên vàng và đổi màu. Sở dĩ có màu vàng là do mức độ cao của phân tử bilirubin, thường bị gan phá vỡ.
Ngoài  vàng da và mắt, bilirubin cũng làm cho nước tiểu chuyển màu sắc đậm bất thường. Dấu hiệu vàng da không phải chỉ là nguyên tắc của vấn đề về gan, mà nó còn thường là dấu hiệu đầu tiên và đôi khi, là dấu hiệu duy nhất của vấn đề về gan.
Sưng bụng
Gan có vấn đề thường khiến cơ quan này trở nên lớn hơn bình thường. Điều này có thể gây ra sự phình to của các góc phần tư phía trên bên phải của bụng. Ngoài ra, sự tích tụ của chất lỏng cũng góp phần gây sưng và cứng bụng, hay còn gọi là cổ trướng bụng.
Ảnh hưởng của mất cân bằng nội tiết
Vấn đề với gan cũng có thể gây ra sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Cụ thể, dù gan vẫn tiếp tục sản xuất insulin, kháng insulin xảy ra, đó là sự bất lực của các tế bào sử dụng insulin, hormone chuyển glucose từ máu vào các tế bào.
Đề kháng insulin cũng liên quan đến rối loạn chức năng cương dương. Ngoài ra, sự gia tăng sản xuất estrogen từ bệnh gan có thể gây ra hiện tượng nữ giới hóa, khiến ngực phát triển, thường được gọi là nữ hóa tuyến vú.
Phân bất thường
Vấn đề với gan có thể gây màu phân nhạt bất thường ở nam giới. Các màu sắc nhợt nhạt của phân có liên quan mật thiết đến vấn đề sản xuất mật, do gan tiết ra. Ngoài ra, phân có thể sậm màu bất thường, gần như đen hoàn toàn, do sự trộn lẫn của máu trong phân. Ngoài ra còn có thể thấy màu đỏ của máu lẫn trong phân.

Theo Thế giới đàn ông

Có qua có lại mới toại lòng... gan

Nếu tính điểm theo kiểu bệnh thời trang thì “gan nhiễm mỡ” chắc chắn có mặt trong tốp 10. Dễ hiểu vì lá gan nào cũng có sẵn một số tế bào mỡ!

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Vấn đề chỉ là thấm mỡ ở mức độ như thế nào? Chức năng gan có bị rối loạn? Nhu mô gan có bị tổn thương.
Nghĩa là thầy thuốc phải cần thêm xét nghiệm khác, thay vì chỉ dựa vào máy siêu âm rồi chẩn đoán quá dễ dàng khiến bệnh nhân xanh mặt.
Phản ứng thông thường của nhiều người sau khi được thông báo về chuyện gan hóa béo là kiêng món béo. Vì quá hối hả nên nhiều người quên mất là cơ thể phải cần thời gian tương đối dài, có thể đến cả tháng, mới điều chỉnh được rối loạn biến dưỡng trước đó của chất béo. 
Theo Viện Dinh dưỡng ở Đại học North Carolina, giảm cân quá nhanh chẳng có lợi gì hết vì cơ thể bị áp đặt vào rối loạn biến dưỡng mới, thậm chí tệ hại hơn trước! Bằng chứng là qua kết quả siêu âm rõ ràng, nhiều người béo phì khi giảm cân quá nhanh có lá gan bị nhiễm mỡ nặng hơn trước! 
Tình trạng này thậm chí rõ nét hơn nữa ở người không dư  cân nhưng làm ốm cho bằng được vì tưởng phải tong teo mới đẹp!
Lý do là vì cơ thể của người món nào cũng kiện thiếu 2 chất đạm tối cần thiết cho chức năng giải độc của lá gan: lecithin và cholin. Vì thiếu lecithin và cholin mà tế bào gan dễ bị sứt mẻ khi ngày đêm phải tiếp xúc với độc chất nội sinh cũng như ngoại lai. 
Khi đó, tế bào mỡ nhanh chân trám chỗ. Gan từ đó nhiễm mỡ. Tế bào mỡ một khi trụ được trong gan bao giờ cũng nhanh chân bành trướng.
Giảm chất béo trong khẩu phần của người viêm gan là đúng nhưng đừng quên cùng lúc bảo vệ tế bào gan bằng cách:
- Kết hợp trong khẩu phần hằng ngày các món ăn có nhiều lecithin như giá sống, mè, đậu nành, đậu xanh, dầu hoa hướng dương...
- Tránh tất cả thành phẩm có độ cồn cho dù được quảng cáo là thuốc bổ.
- Đừng tuyệt thực để giảm cân quá nhanh cho bằng được. Mỗi tuần giảm 1-1,5 kg là tiến độ lý tưởng cho lá gan. Đừng tiếp tục giảm cân khi thể trọng đã trở về định mức bình thường.
Sức người hay sức gan đều có hạn. Trả lương chết đói tất nhiên có lúc gặp cảnh đình công. Muốn gan làm tròn công việc giải độc để gia chủ nhờ đó tránh béo phì, phòng bệnh biến dưỡng thì phải cho gan no bụng trước đã. Gan mà thiếu đạm, gan mà ít béo thì đâu còn là gan!


Theo BS Lương Lễ Hoàng - Người Lao động

Nguy cơ khó lường từ gan nhiễm mỡ

Những người bị gan nhiễm mỡ đa phần đều không có triệu chứng, bởi vì tình trạng lắng đọng mỡ xảy ra từ từ nên các biểu hiện của nó cũng khó nhận thấy

Chỉ khi nào tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy ra nhanh, lúc đó gan có thể lớn, bao gan căng ra và khi đó bệnh nhân có thể có cảm giác đau tức. Nhưng đến lúc đó thì việc điều trị đã trở nên phức tạp, tốn kém rất nhiều….
Gan nhiễm mỡ - tiền đề của ung thư gan và đột quỵ
Nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ là do tình trạng béo phì, thừa cân, lười vận động. Đặc biệt, người hay uống rượu bia, ăn thức ăn kém vệ sinh ngoài đường phố, thực phẩm chứa nhiều hóa chất gây hại… sẽ rất dễ bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ do gan luôn phải hoạt động quá tải, dẫn đến nhiễm độc. Ngoài ra, những người có tiền sử bệnh đái tháo đường hoặc suy dinh dưỡng do thiếu protein cũng có thể bị gan nhiễm mỡ.
Cũng như các loại bệnh gan khác, người bị bệnh gan nhiễm mỡ lúc bắt đầu thường không có triệu chứng đặc thù ngoài những biểu hiện như vàng da, mệt mỏi, ăn không tiêu, có cảm giác đầy trướng và khó chịu ở vùng thượng vị. 

Khi bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển thành bệnh xơ gan, những triệu chứng rối loạn gan có thể phát triển, khiến người bệnh bị trướng bụng và phù do sụt giảm lượng protein sản xuất từ gan, xuất hiện nhiều vùng thâm tím trên cơ thể, có biểu hiện rối loạn tâm thần.
 
Người uống nhiều rượu bia, ăn thức ăn kém vệ sinh và chứa hóa chất thường có nguy cơ cao bị bệnh gan nhiễm mỡ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Bệnh viện St.Michael và Trung tâm Khoa học sức khỏe London (Anh), đối với những người bị gan nhiễm mỡ, nguy cơ bị đột quỵ có thể cao hơn gấp 3 lần so với những người có gan khỏe mạnh. Ngoài ra, gan nhiễm mỡ cũng là tiền đề dẫn đến ung thư gan nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
Biện pháp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ
Theo giới chuyên môn, bệnh gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng việc thực hiện một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ dinh dưỡng cân đối, tầm soát trọng lượng cơ thể, tránh uống rượu bia quá độ và rèn luyện thể chất thường xuyên. 

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và gây hại cho gan, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Chất phụ gia, chất bảo quản, chất tạo màu và chất làm ngọt nhân tạo có thể chứa các hóa chất làm tổn thương gan, vì vậy bạn cần cẩn thận khi chọn mua thực phẩm hàng ngày. 

Đồng thời nên bổ sung các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như chất lycopene trong cà chua, ổi, chất protease từ nhựa quả đu đủ, chất peroxidate từ củ cải và mướp đắng, chất Beta-caroten trong bột gấc, bột quả lekima, ớt chuông, quả mơ, chất alicin trong bột tỏi, chất arginine giúp gan giải độc amoniac dễ dàng trong các loại đậu, bột yến mạch, quả óc chó... giúp làm sạch gan, kích thích ăn ngon miệng, tăng cường thải độc và phục hồi chức năng gan.
 

Theo Gia đình Xã hội

Thiếu Vitamin D làm ung thư gan diễn tiến xấu hơn

Đó là kết luận vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành Alimentary Pharmacology & Therapeutics của các bác sĩ trong nhóm nghiên cứu thuộc Bệnh viện Trường ĐH Y Frankfurt (Đức).

Cụ thể, nhóm nghiên cứu theo dõi 200 bệnh nhân bị ung thư gan. Kết quả ghi nhận những bệnh nhân bị thiếu vitamin D nặng (nồng độ vitamin D trong máu rất thấp) có tỷ lệ tử vong trong một năm theo dõi cao hơn người không bị thiếu vitamin D gấp 2,2 lần.

Phơi nắng là một trong những cách bổ sung vitamin D hiệu quả. Ảnh internet
Ung thư gan là một trong những loại ung thư khá thường gặp. Các yếu tố làm cho chúng ta dễ mắc bệnh là nhiễm vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C mạn tính, nghiện rượu, ăn gạo cũ, gạo mốc.
Triệu chứng của bệnh là chán ăn, sụt cân, vàng da, gan to, đau tức vùng gan (vùng bụng trên bên phải). Vitamin D là vitamin tan trong dầu, có nhiều trong sữa, dầu cá, gan động vật, lòng đỏ trứng; đặc biệt vitamin D còn được cơ thể tự tổng hợp từ một tiền chất có sẵn ở da dưới tác dụng kích thích của ánh sáng mặt trời.

Theo BS Trần Ngọc Lưu Phương - Phụ Nữ TPHCM

90% người dùng rượu bia nhiều bị gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là giai đoạn đầu của xơ gan do rượu. 10% trong số đó diễn tiến ung thư gan sau xơ gan. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu gan nhiễm mỡ.

Trước đây, gan nhiễm mỡ được cho là lành tính.Hiện nay đây là vấn đề sức khỏe báo động của cộng đồng vì 30% diễn tiến xơ gan trong 10 năm sau khi bị gan nhiễm mỡ.
Trên thế giới ước tính tỷ lệ bị gan nhiễm mỡ chiếm 10-24% dân số. 75% ở người béo phì và 35% trong số này sẽ diễn tiến viêm gan thoái hóa mỡ.
BS.CK2 Trần Ánh Tuyết, Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin cho biết, các khảo sát ghi nhận ở 90% người khỏe mạnh dùng rượu bia nhiều, trên 60 g chất alcohol mỗi ngày có gan nhiễm mỡ.
Ảnh: latascausa
Sử dụng quá nhiều rượu bia là nguyên nhân quan trọng dẫn đến gan nhiễm mỡ, diễn tiến xơ gan và ung thư gan. Ảnh minh họa: latascausa
"Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đó là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan trên 5% trọng lượng gan. Đôi khi lượng chất béo này vượt quá 50% đa số là do ứ đọng Triglyceride", bác sĩ Tuyết phân tích.
Những người có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ là người béo phì, sử dụng nhiều rượu bia, suy dinh dưỡng, viêm gan siêu vi C, bệnh nhân tiểu đường, sử dụng thuốc quá nhiều.
Bác sĩ Tuyết phân tích, gan nhiễm mỡ hầu như không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ. Bệnh nhân cũng có thể có biểu hiện hơi mệt mỏi, suy nhược hoặc có cảm giác nặng tức ở vùng dưới sườn bên phải. Gan nhiễm mỡ cấp ở phụ nữ có thai cũng có thể gây tình trạng vàng da, buồn nôn và nôn.
Gan nhiễm mỡ không kèm viêm gan (men gan bình thường) thường có một giai đoạn lâm sàng lành tính 10-15 năm. Gan nhiễm mỡ kèm viêm gan (men gan tăng), có đến 30% sẽ tiến triển đến xơ gan. Diễn tiến ung thư gan sau xơ gan 10%. Xơ gan cổ chướng là hệ quả của viêm gan thoái hóa mỡ. Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, biến chứng của xơ gan và ung thư gan.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu gan nhiễm mỡ mà phải giải quyết các nguyên nhân gây ra.
- Người thừa cân béo phì áp dụng chế độ ăn hợp lý và chế độ tập luyện vận động để giảm cân.
- Gan nhiễm mỡ có liên quan đến uống rượu nên cần phải ngưng uống rượu.
- Ngưng ngay những thuốc có khả năng gây độc cho gan. Thay thế bằng những thuốc an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Người bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu cần kiểm soát đường huyết và mỡ máu bằng thuốc.
- Kiểm soát viêm gan siêu vi C và những diễn tiến bất lợi dẫn đến xơ gan.
Một số lưu ý để phòng ngừa gan nhiễm mỡ:
- Chế độ ăn hợp lý, đa dạng, cân đối, thực phẩm gần với thiên nhiên nhất.
- Vận động thể lực đều đặn, sống năng động nhằm duy trì cân nặng lý tưởng.
- Hạn chế tối đa rượu bia, cần tham vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh những thuốc gây độc cho gan.
- Kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglyceride máu định kỳ mỗi 6 tháng.

Theo Lê Phương - VNExpress

10 thực phẩm nên ăn thường xuyên để giúp giải độc gan

Thực phẩm tự nhiên giúp đào thải chất độc, làm sạch gan một cách hiệu quả. Dưới đây là 10 loại thực phẩm tốt cho gan bạn nên bổ sung vào chế độ ăn.

1. Rau cải
Cải bắp, cải xoăn, súp lơ, xà lách... là những loại thực phẩm được khuyến khích khi cần lọc gan. Bắp cải chứa các enzyme cần thiết giúp giải độc gan và làm sạch đường tiêu hóa. Cần đảm bảo ăn ít nhất một phần rau mỗi ngày.
2. Hành, tỏi
Hành, tỏi là những loại thực phẩm chứa sulfur cần cho việc tăng cường khả năng khử độc của gan. Ngay cả một lượng hành, tỏi nhỏ cũng rất có lợi.
3. Táo
Một lượng lớn pectin và các thành phần hóa chất khác có trong táo giúp gan nhanh chóng làm sạch và loại bỏ chất thải độc hại không mong muốn ra khỏi hệ tiêu hóa.
10 thực phẩm nên ăn thường xuyên để giúp gan thải độc
4. Nho
Vitamin C có nhiều trong nho là chất chống oxy hóa rất hữu ích, giúp gan giải độc và làm sạch hệ thống tiêu hóa khỏi chất độc hại như chất gây ung thư.
5. Trà xanh
Trà xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Trong đó chất chống oxy hóa gọi là catechin thực vật, rất hữu ích cho gan.
10 thực phẩm nên ăn thường xuyên để giúp gan thải độc 2
6. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt đều chứa hàm lượng các vitamin B cao. Các loại vitamin B rất hiệu quả trong việc giúp tăng cường chức năng gan như thúc đẩy chuyển hóa chất béo, giảm xung huyết gan và sức khỏe gan nói chung.
7. Trái cây họ cam quýt
Với hàm lượng vitamin C cao, các loại trái cây họ cam quýt chính là chất chống oxy hóa tự nhiên tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn chúng ở mức độ vừa phải, ăn quá nhiều sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
10 thực phẩm nên ăn thường xuyên để giúp gan thải độc 3
8. Dầu ôliu
Dầu ôliu và các loại dầu hữu cơ khác như cây gai dầu và hạt lanh tạo ra một lượng lipid trong dạ dày, giúp hấp thụ chất độc hại trước khi chúng ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng nên sử dụng chúng trong chừng mực.
9. Quả óc chó
Quả óc chó chứa một lượng arginine cao - một axit amin hỗ trợ loại bỏ các amoniac có hại từ hệ tiêu hóa. Quả óc chó cũng chứa axit béo omega- 3 và glutathione rất hữu ích trong việc giúp đỡ gan hoạt động hiệu quả.
10. Nghệ
Nghệ cũng có tác dụng giúp gan loại bỏ các chất độc hại từ hệ tiêu hóa.

Theo PhunuToday

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Phối hợp Đông - Tây y chữa bệnh gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, có khả năng tự tái tạo rất lớn, chỉ khi tổn thương gan trên 70 - 80% mới biểu hiện ra triệu chứng viêm gan.

Đông y điều trị giai đoạn nhẹ
Theo Ðông y, viêm gan thuộc phạm trù của các chứng hoàng đản (vàng da), hiếp thống (đau vùng hông sườn), tích tụ (chứng kết khối trong bụng hoặc sưng hoặc đau). Biểu hiện chủ yếu là bệnh lý của hệ tiêu hóa. Biểu hiện như chán ăn, có cảm giác ngán rượu, mệt mỏi, sụt cân, rối loạn tiêu hóa kéo dài, đau vùng hông sườn, sốt (thường sốt nhẹ). 
Điều trị viêm gan có nhiều phương pháp như kiện tỳ, dưỡng can, thư can, thanh can, liễm can. Ngoài ra, có thể sử dụng một số cây thuốc Nam có tác dụng hạ men gan như atiso, cúc gai, cây chó đẻ răng cưa... Nếu người bệnh viêm gan có vàng da và niêm mạc có thể dùng các vị thuốc như nhân trần 20g, chi tử 12g và đại hoàng 8g, sắc chung để uống điều trị chứng vàng da.
Phương châm điều trị của Ðông y là phải điều trị trước khi bệnh xuất hiện hoặc ở giai đoạn nhẹ và cấp tính. Ở các giai đoạn viêm gan mạn tính do siêu vi, xơ gan phải được thăm khám, điều trị chuyên khoa về bệnh gan mật.
 Ảnh minh họa.
Ăn khi điều trị viêm gan
Chế độ ăn uống của người bệnh viêm gan cần phải lưu ý là ăn nhiều chất đạm (protit) để cung cấp đủ chất đạm giúp tái tạo lại tế bào gan, bổ sung những axit amin cần thiết có khả năng ngăn chặn gan thoái hóa mỡ như methionin, cholin có nhiều trong sữa, trứng, thịt, cá, đậu nành, đậu phụ. 
Ăn nhiều chất bột để đảm bảo năng lượng cho hoạt động thải độc của gan, không quá 100g đường (dạng tinh bột) mỗi ngày để tránh lên men quá nhiều trong đường ruột. Ăn giảm chất béo để tránh thoái hóa mỡ của tế bào gan, ứ đọng mỡ do gan tiết mật ít và gây hiện tượng chán ăn. Không dùng mỡ động vật, không chiên rán vì có thể sinh ra những chất gây độc cho gan, gây đầy bụng, chán ăn, hấp thu kém mà nên dùng dầu thực vật.
Tăng cường thêm chất xơ trong rau, quả để tránh táo bón, tránh uống bia, rượu trong thời gian điều trị bệnh viêm gan hoặc nên bỏ hẳn để không dẫn đến các bệnh lý gan nặng hơn như xơ gan, ung thư gan.
Tránh tương tác thuốc giữa Đông y và Tây y 
Khi kết hợp nhóm thuốc kháng sinh, kháng siêu vi với nhóm thuốc Đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc thì làm tăng tác dụng của thuốc kháng sinh, kháng siêu vi. Vì thế, giảm liều đối với các nhóm thuốc này là có thể giảm được tác dụng phụ của thuốc. 
Tuy nhiên, cũng có tương tác không có lợi. Đó là khi sử dụng chung các thuốc chống ngưng tụ tiểu cầu, kháng đông dùng trong bệnh lý tim mạch với các thuốc có tác dụng hoạt huyết của Đông y thì có thể gây tăng chảy máu, xuất huyết hoặc với thuốc chỉ huyết (cầm máu) thì có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc phòng ngừa trong tim mạch dẫn đến tình trạng đột quỵ.

Theo Kiến thức

Gan nhiễm mỡ cấp khi mang thai

Gan nhiễm mỡ cấp ở phụ nữ mang thai thường xảy ra khoảng giữa tuần 32 - 38 của thai kỳ. Tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cấp từ 1/7.000-11.000 trường hợp.

Khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ, ban đầu người mẹ thường có triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, nôn, nhức đầu và đau bụng ở vùng thượng vị, chán ăn, có thể tiến triển đến vàng da, báng bụng thoáng qua và có thể suy gan. 
Uống nhiều nước (2 - 3 lít) là triệu chứng sớm của đái tháo nhạt thoáng qua, trường hợp nặng có biểu hiện tiền sản giật.
Gan nhiễm mỡ cấp khi mang thai
Ảnh minh họa
Nếu không được điều trị, bệnh nặng có thể kèm theo tiền sản giật, trong đó bao gồm tăng huyết áp và phù. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng như suy thận cấp, bệnh não gan, và viêm tụy.
Bệnh thường khó phát hiện khi khám lâm sàng gan do thai vào thời gian đó đã lớn. Nếu không phát hiện được qua thăm khám lâm sàng sẽ phải nhờ đến các xét nghiệm. 
Các bác sĩ cũng thường dựa vào các dấu hiệu để chẩn đoán như: Huyết áp tăng nhẹ, khát nước, suy thận nhẹ hơn nhiễm độc thai, men gan tăng vừa phải, bilirubin tăng nhẹ. Siêu âm để loại trừ nguyên nhân khác như u gan, nhồi máu gan, bệnh đường mật,... 
Xét nghiệm men gan (tăng vừa phải), bilirubin (tăng nhẹ) để phân biệt với viêm gan bùng phát do siêu vi hay độc tố.
Biến chứng của gan nhiễm mỡ cấp ở thai phụ nhiều và nặng như: suy gan, bệnh não gan, rối loạn đông máu, hạ đường huyết, nhiễm trùng, suy thận nhẹ, xuất huyết nội, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, băng huyết, thai chết lưu.
Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ cấp ở thai kỳ hiện nay vẫn chưa rõ. Người mẹ có một hay nhiều lần bị bệnh này sẽ có sự thiếu hụt men xúc tác trong quá trình ôxy hóa ti lạp thể của axit béo ở trẻ. Trẻ có khiếm khuyết này bị hạ đường huyết, hôn mê và có nồng độ các men gan bất thường hoặc đột tử không tìm ra nguyên nhân.
Bệnh lý này liên quan đến lần mang thai sau, vì vậy, các bà mẹ cần điều trị tốt các bệnh lý nội khoa trước khi có thai, khi có thai cần phải khám thai định kỳ và thực hiện tốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.
Vì thăm khám thường xuyên, đúng lịch sẽ giúp các bác sĩ phát hiện các triệu chứng của bệnh từ sớm và có biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu để muộn, bệnh trở nặng sẽ nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi.

Theo BS Bùi Phương -  Sức khỏe và Đời sống

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons