Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Điều trị viêm gan B: khi nào nên ngưng thuốc?

Có BS cho rằng với kết quả xét nghiệm men gan còn ở giới hạn bình thường thì việc điều trị là chưa cần thiết. Vậy tôi phải uống thuốc đến khi nào?

Chào BS Bích Hồng,
 
Năm 2008 tôi đi khám bệnh phát hiện bị viêm gan B, kết quả XN:
 
HBV - DNA 86.500.000 Copies/ml;
HBsAg dương tính;
AST : 35U/L;
ALT : 30U/L.
 
BS cho điều trị thuốc Lamivudin 100g ngày uống 1v, thuốc bổ gan ngày uồng 2v; sau 3 tháng tái khám.
 
XN lần 2 HBV-DNA 28.475.310 Coppies/ml, AST 38U/L; ALT 35U/L, HBsAG dương tính.
BS cho uống thuốc như lần 1 và sau 3 tháng lại tái khám.
 
Cứ như thế đến nay hơn 4 năm và các thuốc điều trị được BS chỉ định: thuốc Lamivudin uống liên tục từ đó đến nay, các thuốc khác được thay đổi từ Adefovir rồi đến Etecavir và hiện nay dùng Tenofovir.
 
Qua các lần xét nghiệm, men gan đều ở giới hạn bình thường, không kháng một loại thuốc nào. Các triệu chứng không thấy gì.
 
Vừa rồi tái khám có kết quả xét nghiệm như sau:
 
- HBV-DNA :320 Copies/ml
- AST : 38U/L
- ALT : 57U/L
- GGT : 31U/L
- AFP : 1.85ng/ml
- HBeAg : Dương tính
- Anti HBe : Âm tính.
- Urea 4.3 ;
Creatinie : 81; Bulirubin T.P : 4.9 Bulirubin TT :1.9; Bulirubin GT : 3.0
 
Siêu âm bụng tổng quát: Tất cả bình thường. BS tiếp tục cho uống thuốc:
- Tenofovi r ngày uống 1v;
- Lamivudin ngày uống 1v;
- thuốc bổ gan ngày uống 2v.
 
Thưa BS, quá trình điều trị như vậy là đúng liệu trình và có kết quả chưa? Tôi phải uống thuốc đến khi nào thì dừng. Chế độ ăn uống cần kiêng cữ những gì? Cũng có BS cho rằng với kết quả xét nghiệm như ban đầu men gan còn ở giới hạn bình thường thì việc điều trị là chưa cần thiết. Tôi còn phân vân điều này.
 
Mong AloBacsi giải đáp giúp tôi.
 
(Trung Hải - Quảng Ngãi)

Ảnh minh họa - nguồn internet
Bạn Hải thân mến,
Xét nghiệm ban đầu (cách đây 4 năm) của bạn kết quả HBeAg và Anti HBeAg  như thế nào?  Trường hợp của bạn xét nghiệm HbsAg dương tính dù men gan âm tính thì cũng cần cho chỉ định làm xét nghiệm PCR phát hiện HBV-DNA, kết quả HBV- DNA ban đầu của bạn là 86.500.000 Copies/ml (rất cao, là yếu tố tiên lượng có thể gây tổn thương gan).
Trường hợp của bạn, nếu lượng HBV trong máu dưới 105 Copies/ml thì không cần thiết phải điều trị vì HBV chưa gây tổn hại tế bào gan.
Nhưng bạn có lượng HBV> 105 Copies/ml nên cần cân nhắc điều trị và làm sinh thiết gan để xem gan có bị thương tổn mô học không, hay có thể làm fibroscan gan.

Ngoài ra, lúc đầu cũng cần thiết phải làm thêm thử nghiệm định lượng AFP (alpha foeto-protein). Siêu âm không thể phát hiện những tổn thương mô học.

Trường hợp của bạn qua 4 năm điều trị, lượng vi rút có giảm dần nhưng HBeAg còn dương tính chứng tỏ vi rút còn hoạt động, HBsAg còn dương tính, men gan ALT  hơi tăng. Do đó dù có thể giai đoạn ban đầu bạn  chưa được sinh thiết gan hoặc làm fibroscan gan, thì lượng vi rút cao và dương tính kéo dài là một tiên lượng không tốt cho gan, có nghĩa là việc quyết định điều trị từ ban đầu cho bạn  là nên làm.
AFP (là dấu chỉ ung thư gan) không tăng, nhưng giá trị của dấu chỉ ung thư cũng có giới hạn, phải dựa vào nhiều yếu tố để phân tích. AFP cũng cần xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm ung thư gan trên bệnh nhân viêm gan mạn.
Việc dừng thuốc khi HBeAg (-), HBV-DNA  không còn phát hiện được.
Chế độ ăn đối với bạn không cần kiêng cữ gì. Cân nặng và chiều cao của bạn là cân đối. Bạn nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất bột đường, đạm (động vật và thực vật), béo (nên hạn chế ăn mỡ, da, phủ tạng động vật), ăn đủ  rau quả (chứa chất xơ và Vitamin), cần ăn đa dạng món ăn. Bạn nên làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Chúc bạn mau bình phục.
 
BS-CK1 Hoàng Bích Hồng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons