TTXVN dẫn lời TS Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam cho biết, hiện Tổ chức Y tế thế giới nhận định, loại viêm gan virus hàng năm gây ra cái chết cho 1,4 triệu người, đồng thời có khoảng 500 triệu người đang trong tình trạng viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan do virus gây ra.
"Việt Nam là một trong 9 quốc gia vùng Tây Thái Bình Dương đang phải đối mặt với “đại dịch” này vì có tỷ lệ nhiễm virus khá cao", TS Đinh Quý Lan nói.
Trong khi đó các nghiên cứu còn phát hiện các đột biến kháng thuốc của virus viêm gan B từ các bệnh nhân bị viêm gan B mãn ở miền Bắc Việt Nam.
Nghiên cứu này được nhóm chuyên gia của BV Đa khoa Medlatec Hà Nội thực hiện đã chọn 198 mẫu huyết thanh từ các bệnh nhân viêm gan mãn tính có 82 trường hợp có các đột biến kháng thuốc.
Tránh việc chậm công bố dịch sởi đã gây bất an trong dư luận như trước đây, việc cảnh báo sớm, tiêm văc xin sẽ giúp cho việc phòng chống đại dịch tốt hơn.
Thế nhưng sự thật nhiều năm nay, các loại văcxin được dùng trong chương trình TCMR hầu như đều được tài trợ từ nước ngoài, thông qua sự giúp đỡ của WHO (Tổ chức Y tế thế giới).
Hiện tượng trẻ tử vong sau tiêm phòng trong năm qua đã khẳng định trẻ em Việt Nam đã không được dùng văcxin tốt như trẻ em Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ... vì đất nước ta còn nghèo.
Điều này trái ngược với các cường quốc có nền công nghiệp hóa- dược, công nghệ sinh học y dược phát triển, vẫn phải mua văcxin không phải thế mạnh của họ.
Ví dụ như Hàn Quốc họ có thể tự sản xuất văcxin Quinvaxem để bán rẻ cho các nước nghèo trong đó có Việt Nam, nhưng lại mua văcxin tốt hơn, đắt hơn dùng cho con cháu của họ.
Theo Phương Nguyễn - Đất Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét